JONATHAN HARVEY (Anh, 1939-2012)

Không phải mọi nhà soạn nhạc mà âm nhạc của họ đảm bảo việc nâng cao và làm bạn sống lại, điều khiến bạn cảm thấy có cảm giác thiết thực về thế giới và không gian sống của bạn. Nhà soạn nhạc người Anh Jonathan Harvey thuộc thể loại đặc biệt đó, và không phải ông tạo ra một cảm giác nhẹ nhàng về sự thoát khỏi âm nhạc mà bằng đương đầu, trải nghiệm, và bằng thứ thế giới và sự dằng xé của nó, niềm vui và nỗi thống khổ.

Một trong những mảnh âm nhạc điện tử nổi tiếng của Harvey, Mortuos Plango, Vivos Voco (“Tôi than khóc cái chết, tôi kêu gọi sự sống”). Đó là âm nhạc bằng âm thanh điện tử ghi lại âm thanh của chiếc chuông lớn nhất của nhà thờ Winchester, được sáng tác tại IRCAM của Pierre Boulez ở Paris vào năm 1980. Nó kết tinh một số thành tựu cơ bản của âm nhạc mà Harvey đã viết trong nửa thế kỷ: sử dụng công nghệ, sự kết hợp giữa âm thanh và âm thanh điện tử, mong muốn làm ra thứ âm nhạc ở ranh giới của ý thức và kiến thức về tồn tại, sử dụng sức mạnh âm nhạc để khám phá tinh thần. Việc biên soạn Mortuos Plango cũng nói lên điều gì đó về chủ nghĩa quốc tế của âm nhạc Harvey, và thực tế là chúng ta vẫn cần phải nghe nhiều hơn nữa về chúng.

Nhiều văn bản âm nhạc của Harvey là sự khám phá lĩnh vực tâm linh được cảm hứng từ Phật giáo. Với ý tưởng này là điều nguy hiểm hiển nhiên. Một nhà soạn nhạc nhỏ có thể dễ dàng khao khát về điều kiện của sự siêu nghiệm thiền định mà chỉ tạo ra một âm nhạc không phải là độc nhất. Nhưng âm nhạc Harvey thì không chống nổi sự cám dỗ đó. Có suy nghĩ về một opera dài, Wagner Dream. Đây là tác phẩm kết hợp hai ảnh hưởng và niềm đam mê lâu dài nhất của Harvey, lời dạy của đức Phật và chủ nghĩa lãng mạn cuối cùng của thế giới, gợi dục, ám ảnh chết người, của Wagner. Trên bề mặt của nó, bạn sẽ khó bị thúc ép để nghĩ đến hai hiện tượng đối lập cơ bản nữa: một mặt là bài học về ý thức vô ngã, mặt khác có lẽ là sự khuếch đại cái tôi ám ảnh nhất của thứ bản ngã cá nhân trong sáng tạo phương Tây (It’s a piece that puts together two of Harvey’s most abiding influences and passions, the teachings of the Buddha and the worldly, sensual, death-haunted late-romanticism of Wagner. On the face of it, you’d be hard-pressed to think of two more essentially opposed phenomena: on one hand, the lesson of mindful egolessness, on the other, maybe the most self-obsessed amplification of an individual ego in Western creativity). Nhưng Wagner đã thực sự nghĩ đến một vở opera về cuộc đời của Đức Phật vào lúc ông mất vào năm 1883, tác phẩm của Harvey là cả một cái nhìn tưởng tượng về những gì mà âm nhạc đó có thể thực hiện và một cuộc đối đầu đầy kịch tính giữa sự ích kỷ tột bực (egomania) của Wagner và huyền thoại Phật giáo về tình yêu vĩnh hằng (Prakriti) của nhà tu Ananda. Những gì ông nghe được trong âm nhạc của Wagner đã truyền cảm hứng cho ông như một nhạc sĩ trẻ đã gợi lên một lĩnh vực của cảm giác thuần khiết, có sự so sánh Phật giáo trong các trạng thái tăng cao nhận thức. Và chúng ta sẽ nghe thấy trong âm nhạc Harvey sự hòa trộn rực rỡ giữa phương Đông và phương Tây, vùng biên giới giữa ý thức và vô thức.

Bhakti , tác phẩm điện tử được viết sớm nhất, năm 1982, dài 50 phút, dành cho nhóm nhạc và electronic

Weltethos là một bài hát dài 80 phút cho dàn hợp xướng và dàn nhạc

Messages, thông điệp, viết cho dàn hợp xướng và dàn bao gồm những câu thần chú và gợi tên các thiên thần Ba Tư và Do Thái.

Body Mandala, sự chuyển thể của sức mạnh nghi lễ của nhạc cụ bằng đồng của Tây Tạng cho dàn nhạc phương Tây.

…Towards A Pure Land…là một bài luận không thể cưỡng lại khác về cách mà dàn nhạc có thể đưa bạn vào cuộc hành trình đến một ý thức khác

Speakings, những bài Nói, thậm chí còn sâu rộng hơn, một lần nữa, được sự giúp đỡ từ IRCAM, âm nhạc điện tử đã biến dàn nhạc thành những ca sĩ có tiềm năng, khám phá khu vực nơi âm thanh của dàn nhạc vượt khỏi biên giới của nhạc cụ.

Khám phá âm nhạc của Harvey là một trong những chuyến du hành đáng kể nhất để chúng ta có thể lắng nghe âm nhạc đương đại