ARVO PART (Estonia, 1935)

Arvo Pärt là một trong những nhà soạn nhạc thời Hiện đại và là một trong những nhà soạn nhạc thánh xuất sắc theo trào lưu tối thiểu. Ngoài ra ông còn là nhà soạn nhạc xuất sắc ở thể loại giao hưởng.

Arvo Pärt là niềm tự hào hiếm hoi của nền âm nhạc Estonia, một nền âm nhạc ít nổi bật như nền âm nhạc Ý, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nga, Ba Lan, Cộng hòa Séc. Có thể nói Pärt là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc của thế kỷ XX và là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng đầu thế kỷ XXI.

Công trình sáng tạo của Arvo Part thường được chia thành hai giai đoạn. Những tác phẩm đầu của ông sử dụng một loạt các phong cách tân cổ điển chịu ảnh hưởng Shostakovich, Prokofiev, và Bartók. Sau đó, ông bắt đầu sử dụng kỹ thuật âm nhạc mười hai âm của Schoenberg và âm nhạc chuỗi (aerialism)

Tinh thần âm sắc trong âm nhạc buồi đầu châu Âu xuất hiện trong bản giao hưởng số 3 của Arvo Part. Sau đó ông đắm mình trong thứ âm nhạc buổi đầu châu Âu ấy. Ông nghiên cứu âm nhạc nhà thờ ( plainsong), thánh ca Gregorian và sự xuất hiện của âm sắc trong thời Phục hưng.

Những tác phẩm xuật hiện sau thời kỳ này là hoàn toàn khác nhau. Các tác phẩm trong đoạn này gồm có Fratres, Cantus In Memoriam Benjamin Britten, Tabula Rasa. Arvo Part mô tả âm nhạc của mình trong thời kỳ này là “tintinnabuli” , giống như những tiếng chuông. Spiegel im Spiegel (1978) là một ví dụ nổi tiếng đã được sử dụng trong nhiều bộ phim. Tintinnabuli là nhịp điệu đơn giản và không làm thay đổi tiến độ. Các công trình quy mô viết cho dàn nhạc lấy cảm hứng từ các văn bản tôn giáo St. John Passion, Te Deum, và Litany. Các công trình họp xướng trong thời kỳ này gòm có MagnificatThe Beatitudes.

Steve Reich (1936), nhà soạn nhạc người Mỹ theo trào lưu tối thiểu, đã viết về Arvo Part: “Ngay cả ở Estonia, Arvo đã nhận được cảm giác tương tự mà chúng ta đều đã nhận được … Tôi yêu âm nhạc của mình, và tôi thích thực tế rằng ông là một người đàn ông tài năng dũng cảm …âm nhạc của ông đáp ứng những nhu cầu có tính chất sâu sắc của con người, không có chút gì gọi là thời trang”.

TÁC PHẨM