kể chuyện

Trang: 1, 2, 3, 4

Biên tập truyện và tranh: Trần Thị Minh Trang (Tổ Trưởng TBM Nhạc huyện Phú Tân)

cá heo với âm nhạc

CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC

Download tranh

Download truyện

Tranh 1

Ở vùng biển Bắc cực trời rét đậm. Băng giá ngày càng nhiều, diện tích mặt nước chưa đóng băng dần dần bị thu hẹp lại. Đàn cá heo sống trong khu vực đó vùng vẫy và có nguy cơ chết vì băng giá.

Làm thế nào để cứu chúng bây giờ? Tàu phá băng được phái đến. Tàu làm việc liên tục nhưng kết quả không được là bao. Những tảng băng bị phá lại nhanh chóng liền lại vì trời quá lạnh. Tàu đành phải quay về .

Tranh 2

Những người ở đây thay nhau cuốc những tảng băng để cố giữ lại diện tích nước cho đàn cá bơi lội vì chúng không thể sống trong nước đóng băng, cứ chừng vài phút lại phải nhô lên mặt nước để thở. Chúng chậm chạp dần và một số con yếu sức đã bị chết.

Tranh 3

Giữa lúc nầy, tàu phá băng quay trở lại sau khi máy bay thăm dò dẫn đi theo một con đường hợp lý nhất. Tàu đã vào được với đàn cá và đang loay hoay tìm cách dẫn chúng đi ra biển. Đàn cá bơi, quẫy ríu rít… nhưng nhất định không chịu bơi theo con kênh do tàu phá băng dẫn ra biển.

Tranh 4

Lúng túng mãi, mọi người tưởng như đành bó tay thì một thủy thủ chợt nhớ ra rằng cá heo rất nhạy cảm với âm nhạc. Anh ta liền mở băng nhạc và giữa biển khơi mênh mông trắng toát của miền Bắc cực, tiếng nhạc vút lên như lay động không gian bao la.

Tranh 5

Sự căng thẳng của mọi người như tan biến hết và đàn cá cũng như reo vui với tiếng nhạc. Đủ các loại nhạc vui, buồn được phát ra. Nhưng chỉ khi nghe nhạc cổ điển, nhất là khi nghe những giai điệu đẹp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki thì đàn cá tỏ ra rất thích thú. Tiếng nhạc đã làm cho đàn cá heo say mê bơi theo con tàu ra biển, thoát khỏi vùng băng giá nguy hiểm.

chàng oóc-phê và cây đàn lia

CHÀNG OÓC-PHÊ VÀ CÂY ĐÀN LIA

Download tranh

Download truyện

Tranh 1

Chàng Oóc-phê là một thành niên giỏi âm nhạc, biết đánh đàn Lia. Tiếng đàn của chàng hay đến nỗi làm cho suối ngừng chảy, lá ngừng rơi, chim ngừng hót, mọi người dừng tay làm việc để lắng nghe những âm thanh tuyệt vời.

Tranh 2

Vợ của chàng Oóc-phê là nàng Ơ-ri-đi-xơ chẳng may bị rắn cắn chết . Oóc-phê quyết tâm ra đi tìm đường cứu nàng. Trên đường đi phải qua con sông Sti-xơ. Ở đây có ông lão lái đò Ca-rông rất hung tợn chỉ chở người qua sông chứ không chở người quay về. Oóc-phê năn nỉ mãi và cất lên tiếng hát, đánh đàn cho lão nghe. Âm nhạc đã cảm hóa lão lái đò. Lão nhận chở chàng đi và về theo yêu cầu.

Tranh 3

Chàng thanh niên xuống Địa ngục , gặp Diêm vương xin cho vợ sống lại. Diêm vương bảo anh đánh đàn. Tiếng đàn nói lên tình thương yêu vô hạn của anh đối với người vợ, kể lại những ngày tháng họ sống hạnh phúc bên nhau. Diêm vương nghe xong rất xúc động và đồng ý cho vợ anh sống lại.

Tranh 4

Diêm vương dặn anh : chỉ được nhìn và nói với vợ sau khi đã qua sông, sang tới bờ bên kia. Trên đường về, thấy chồng không nhìn mình và không hỏi han gì, Ơ-ri-đi-xơ tỏ ý giận dỗi. Oóc-phê quên mất lời Diêm vương dặn, chàng ngoảnh lại nói với vợ một câu, thế là người vợ vĩnh viễn không sống lại được nữa. Oóc-phê xin lão lái đò quay trở lại cùng chết với vợ nhưng lão không nghe. Lão muốn tài năng âm nhạc của anh phải đem đến niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

Tranh 5

Thần A-pô-lông đã đưa anh lên Thiên đường và phong cho anh làm Thần Âm nhạc. Từ đó , hình ảnh chiếc đàn Lia được coi là biểu tượng của âm nhạc.

Wolfgang Amadeus Mozart

mozart thần đồng âm nhạc

MÔ-DA, THẦN ĐỒNG ÂM NHẠC

Download tranh

Download truyện

Tranh 1

Một hôm, Nhạc trưởng Lê-ô-pôn gọi con trai đến và nói :

- Vôn-phơ-găng, con mang bản nhạc này đến nhà ông chủ rạp hát thành phố và nói rằng đây là quà tặng của bố nhân dịp kỉ niệm ngày sinh con gái ông ta.

Tranh 2

Chú bé Vôn-phơ-găng nhanh nhẹn ra khỏi cửa và co cẳng chạy. Gió thổi mạnh. Đến một chiếc cầu, chú dừng lại đứng tựa thành cầu ngắm nhìn dòng sông đang cuồn cuộn chảy.

Tranh 3

Gió mỗi lúc một mạnh hơn. Bất thần một cơn gió xoáy cuốn bản nhạc rời khỏi tay chú bay xuống sông, trôi theo dòng ước và nhanh chóng mất hút…

Tranh 4

Lo sợ, chú bé định quay về thú thật với bố. Nhưng sau một phút suy nghĩ, chú đi đến nhà một người bạn ở gần rạp hát… Trong vòng mười phút, chú đã viết xong một bản nhạc khác do chú nghĩ, đem tặng ông chủ rạp hát.

Tranh 5

Hôm sau, Nhạc trưởng Lê-ô-pôn đến chơi nhà ông chủ rạp hát. Trước đông đủ quan khách, ông này tươi cười nói với Nhạc trưởng :

- Bản nhạc của bác hay tuyệt. Bác có muốn nghe lại bằng đàn pi-a-nô không ?

Tranh 6

Lê-ô-pôn khiêm tốn cảm ơn… Vừa lúc đó, người con gái ông chủ rạp hát dạo những nốt nhạc đầu tiên. Ông Lê-ô-pôn sửng sốt kêu lên :

- Ồ, đâu phải nhạc của tôi !

Tranh 7

Chủ nhà vui vẻ nói :

- Không sao, không sao. Bác có thấy đúng là một bản nhạc hay tuyệt không đã ? Tôi rất hài lòng và cảm động khi nhận món quà tặng này của bác.

Tiếng đàn vừa dứt, mọi người vỗ tay và xuýt xoa khen hay.

Tranh 8

Về nhà, Nhạc trưởng Lê-ô-pôn nghiêm nghị hỏi con :

- Vôn-phơ-găng, sao có chuyện lạ vậy ?

Chú bé bẽn lẽn thưa thật với bố những gì đã xảy ra. Người bố ôm hôn con và nói :

- Bố rất tự hào về con và tin rằng con sẽ trở thành một nhạc sĩ vĩ đại.

Lời đoán của ông Lê-ô-pôn không sai. Sau này, chú bé Vôn-phơ-găng trở thành nhạc sĩ Mô-da – Một thiên tài Âm nhạc của thế giới.

Lúc xảy ra câu chuyện, Mô-da vừa tròn 6 tuổi. Thật là một Thần đồng Âm nhạc !

câu chuyện nai ngọc

NAI NGỌC

Download tranh

Download truyện

CÂU CHUYỆN NAI NGỌC

(Tiếng hát kì diệu)

Truyện kể dân tộc Gia-Rai

Tranh 1 :

Trên đỉnh núi cao vùng Chư-bô-đa có một mỏm đá xanh, giống hình em bé kháu khỉnh, xinh xắn cưỡi trên một con voi. Mỏm đá ở chỗ ấy từ bao giờ không ai biết, có lẽ đã lâu lắm rồi. Chỉ có những con chim bay xa nhất mới đặt chân được tới đây. Trước cảnh núi mây, biển đẹp tuyệt vời, chim chớp mắt nhìn ngắm. Rồi chim cất giọng hót cho mỏm đá nghe những bài ca thần tiên, những điệu hát hay nhất của loài chim. Cứ thế hết năm này tháng khác, giọng kể của gió, tiếng hót của chim như thấm sâu vào từng thớ đá hình em bé trên đỉnh núi cao.

Tranh 2

Một buổi sáng trời đẹp, mỏm đá hình người bỗng rùng mình, khẽ cựa quậy, rồi từ từ biến thành em bé bằng xương bằng thịt, xinh đẹp chưa từng thấy. Em bé mở ro mắt, nhìn núi, nhìn mây, mỉm cười rồi thong thả bước xuống núi.

Sáng hôm ấy, dưới chân núi dân làng từng đoàn, vai mang gùi, tay cắp giỏ, đang tấp nập đi bẻ ngô, tuốt lúa. Bỗng nhiên, từ phía rừng xa các loài vật kéo về đông nghịt.

Tranh 3

Động rừng rồi! Chưa năm nào động rừng dữ dội như năm ấy. Dân làng hốt hoảng cầm gậy đuổi chim đánh thú, mà vẫn chẳng ăn thua gì. Cuối cùng phải bỏ cả nương rẫy mùa màng, chạy về làng tìm lao kiếm nỏ. Vắng bóng người, muông thú kéo thẳng tới xông vào phá nương rẫy. Giữa lúc ấy, em bé từ trên núi cao cũng xuống tới nơi. Thấy cảnh hỗn độn, em bé nhìn muông thú rồi cười, vẫy tay đùa với chúng.

Tranh 4

Thấy lạ , chim sà xuống nương lúa, lấm lét nhìn . Hươu sao, nai vàng lùi lại, lơ láo nhìn ngờ vực. Bỗng nhiên em bé thôi cười. Em bé mở miệng cất giọng hát. Tiếng hát mới hay làm sao, bay vút lên cao có sức lôi cuốn như hoa thơm quyến rũ ong vàng.

Nghe tiếng hát kì diệu, lũ chim công, chim phí, hươu, nai, lợn lòi quên cả chuyện phá lúa. Chúng bắt đầu nhảy múa nhịp nhàng. Tiếng hát chậm, chúng nhảy chậm, tiếng hát nhanh, chúng nhảy nhanh, tiếng hát dìu dặt, chúng lim dim mắt, gật gù như người say rượu chếch chóng hơi men. Khi dân làng cầm lao, vác nỏ chạy ra nương, nghe tiếng hát, mọi người đều sửng sốt. Lũ muông thú vẫn mải mê nhảy múa, đến khi nhận ra dân làng đang cầm lao, nỏ ập tới chúng mới giật mình, chạy dạt đi hết.

Tranh 5

Dân làng mừng rỡ vây quanh em bé hỏi chuyện. Em bé chỉ cười. Dân làng mời em về làng, đốt lửa, dựng chòi cho em bé hát. Một cô gái xinh đẹp nhất làng thấy em bé đáng yêu quá, liền đặt tên là Nai Ngọc. Tối hôm ấy trăng sáng, Nai Ngọc ngồi giữa dân làng cất tiếng ca. Em hát những bản anh hùng ca cho bà con nghe.

Trăng lặn, sao mờ nhưng không ai chịu về ngủ cả. Họ ngồi nguyên cho tới lúc nắng vàng chiếu rọi trên nương…

Thái Thị Hoàng Yến - A Phú Lộc - Tân Châu

+ Tiếng đàn Thạch Sanh (1): Tải

+ Tiếng đàn Thạch Sanh (2): Tải

+ Tử Kì - Bá Nha (Tải)

+ Khúc hát dưới trăng - Beethoven (Tải)

+ Powerpoint (Khúc hát dưới trăng, Tử Kì - Bá Nha): Tải

Tập kể chuyện theo tranh minh họa.

- Mỗi em trong nhóm kể nội dung từng đoạn theo tranh minh họa.

Tiếng đàn Thạch Sanh

Thạch Sanh là một chàng trai nghèo, khoẻ mạnh, sống bên rừng, làm nghề đốn củi…

Về đến nhà, Thạch Sanh nghe tin: công chúa đã bị đại bàng bắt…

Hai người tìm đến hang đại bàng. Lý Thông ở bên ngoài, còn Thạch Sanh vào hang…

Thạch Sanh quay vào trong hang và cứu thêm được con trai vua Thuỷ Tề…

Từ khi công chúa được cứu, trở lại cung điện, nàng bị câm và rất buồn bã…

Khi gặp Thạch Sanh, công chúa vui mừng nhận ra…

Nghe tin ấy, mười tám nước chư hầu ghen tức…

Từ đó, nhà vua giao cho Thạch Sanh và công chúa cùng nhau cai quản đất nước…

Tiếng đàn Thạch Sanh - Nguồn: Web Giáo dục Âm nhạc Việt Nam