TIN TỨC

Hướng dẫn những môn nên cho trẻ học vào mùa hè

Theo camnanggiadinh

Những ngày nghỉ hè, sao bạn lại không tranh thủ cho trẻ đi học những môn sau vừa giúp trẻ duy trì thói quen học tập, vừa tăng sự hào hứng, thoải mái cho con.

Hướng dẫn chi tiết

    • 4

    • 3

    • 2

    • 1

        • Lớp luyện viết chữ đẹp

        • Nếu như bé nhà bạn đang học lớp mẫu giáo 5 tuổi hoặc đang học lớp 1 thì tại sao trong thời gian hè này, bạn không tranh thủ cho bé đi học những lớp luyện viết chữ đẹp.

        • Điều này vừa giúp tăng cường sự ham thích học chữ của trẻ, vừa giúp trẻ làm quen với chữ viết và viết đẹp hơn khi vào năm học mới.

        • Học một ngôn ngữ mới

        • Hè là thời điểm những đứa trẻ nhà bạn nên tranh thủ thư giãn và vui chơi sau một năm học căng thẳng. Vì thế, tại sao bạn lại không cho trẻ đăng ký học một ngôn ngữ mới?

        • Theo đó, bạn có thể cho trẻ tham gia một lớp học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… Trẻ sẽ rất thích thú khi được làm quen và tiếp xúc với các từ mới

        • Âm nhạc hoặc nghệ thuật

        • Nghỉ hè, tại sao bạn lại không tạo cơ hội cho trẻ làm quen với một môn nghệ thuật nào đó như: đàn, hát, múa…

        • Hầu hết các trường học trong kỳ nghỉ hè đều có các hoạt động này hoặc nếu nhà bạn gần nhà văn hóa thiếu nhi thì bạn cũng có thể đăng ký cho trẻ học những bộ môn đó. Những bộ môn nghệ thuật này sẽ giúp trẻ vui vẻ và thoải mái hơn.

        • Một khóa học ngoại khóa cho trẻ

        • Nếu các khóa học ngoại khóa hè ở địa phương bạn không thường xuyên tổ chức, bạn hãy tìm hiểu và ghi danh cho trẻ vào một khóa học ngoại khóa khác tại các trường, các diễn đàn dành cho trẻ em.

        • Khi tham gia một khóa học hè ngoại khóa, em bé nhà bạn chắc chắn sẽ trở nên tự tin, vui vẻ và ham thích các hoạt động xã hội hơn. Đặc biệt khi kết thúc một mùa hè tuyệt đẹp, trẻ sẽ có nhiều kinh nghiệm thực tế, thậm chí có thể truyền cảm hứng cho trẻ để thúc đẩy việc học hơn nữa trong năm học mới.

Lời khuyên & Cảnh báo

Nếu các phụ huynh không hài lòng với các lớp học hè được dạy ở trường con em bạn đang học, hãy kiểm tra và tìm hiểu về các lớp học hè này tại các trường khác nhau trong khu vực bạn đang ở.

Ngoài ra, bạn có thể xem xét đăng ký cho trẻ nhập cuộc vào một đội thể thao, âm nhạc, nghệ thuật nào đó hoặc thuê một gia sư tư nhân giàu kinh nghiệm đến dạy cho trẻ.

Một học sinh Việt Nam nhận bằng khen của Tổng thống Mỹ

Ngày 23/6/2011, tại lễ tốt nghiệp THCS khối lớp 8 (hết cấp hai) của Trường Middle Suttle ở TP Winnetka (hạt Los Angeles, bang California, Mỹ), em Diệp Quốc Thắng (14 tuổi, sinh tại TPHCM), đã được trao bằng khen của Tổng thống Mỹ Obama và Bộ trưởng Bộ GD Mỹ vì thành tích học tập xuất sắc.

>> 28 sinh viên Việt Nam khiến hiệu trưởng ĐH Mỹ “kinh ngạc”

>> Vượt lên số phận, nữ sinh gốc Việt được vinh danh ở Mỹ

Ngày 23/6/2011, em Diệp Quốc Thắng (bên phải) nhận bằng khen của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Bộ GD Mỹ vì thành tích học tập xuất sắc.

Em Diệp Quốc Thắng còn được nhận học bổng và giải thưởng tiếng Anh của trường vì điểm tiếng Anh của em cao hơn những học sinh sinh tại Mỹ.

Diệp Quốc Thắng qua Mỹ từ năm 2006. Trước đó, em Thắng là học sinh giỏi của Trường Tiểu học Trung Nhất (quận Phú Nhuận, TPHCM).

Năm 2009, chị của Thắng là Diệp Tú Châu cũng đã nhận được bằng khen của Tổng thống Mỹ (George W. Bush) về thành tích tốt nghiệp thủ khoa trung học (lớp 9-12) ở Mỹ.

Theo Pháp luật TPHCM

Bộ GD&ĐT yêu cầu trường tiểu học báo cáo đầu năm

-Báo cáo về việc thu chi đầu năm là một trong những nội dung của việc triển khai kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học Bộ GD&ĐT yêu cầu đối với các trường tiểu học trong báo cáo đầu năm học.

Học sinh tiểu học trường phổ thông Nguyễn Siêu - Hà Nội. Ảnh: gdtd.vn

Cùng với việc thu chi, những nội dung khác cần nêu rõ trong báo cáo là công tác bàn giao học sinh lớp dưới lên lớp trên; công tác tuyển sinh học sinh vào lớp 1; số học sinh lưu ban, bỏ học; triển khai dạy thí điểm tiếng Anh theo chương trình mới; dạy học 2 buổi/ ngày...

Báo cáo về số trường, loại hình trường, số trường đạt chuẩn, việc tổ chức dạy học bao nhiêu buổi/tuần; số trường tham gia SEQAP; Số trường có HSKT học hoà nhập; tổng số lớp; số lớp theo loại đặc biệt (lớp ghép, lớp bán trú, lớp có học sinh khuyết tật học hòa nhập); Số lớp SEQAP; số phòng học kiến cố, cấp 4, dưới cấp 4;

Báo cáo về tổng số học sinh; số HS lưu ban năm học trước; số học sinh bỏ học trong hè; số học sinh SEQAP; số học sinh học tin học; số học sinh học tiếng dân tộc; số học sinh theo loại lớp đặc biệt; số học sinh khuyết tật; số học sinh học ngoại ngữ; tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên chia theo chuẩn đào tạo, chia theo môn dạy, số giáo viên chuyên trách đội...

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT căn cứ đặc thù địa phương có thể báo cáo những nội dung và số liệu cần thiết khác nhằm phản ánh rõ hơn tình hình giáo dục tiểu học của địa phương. Báo cáo phải hoàn thành và gửi về Bộ GD&ĐT trước 30/9/2010.

Lập Phương