NEWS-4

Học sinh Việt Nam đạt điểm TOEIC Bridge tuyệt đối

Bạn ấy đến từ lớp 7, trường THCS Bạch Đằng, TP.HCM.

180/180 là điểm số của Hoàng Nguyễn (12 tuổi) tại kỳ thi tiếng Anh dành cho thiếu nhi (TOEIC Bridge) do Anh văn Hội Việt Mỹ phối hợp cùng TOEIC Việt Nam tổ chức tháng 11/2011. Nội dung thi gồm hai phần nghe hiểu, đọc hiểu và Nguyễn đạt 90 điểm tối đa ở mỗi phần thi.

Hoàng Nguyễn

Hoàng Nguyễn đang lớp 7 Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM). Nguyễn chia sẻ bạn học tiếng Anh từ năm sáu tuổi và thường xuyên sử dụng tiếng Anh.

“Tiếng Anh với em cũng như...tiếng Việt" - Nguyễn tâm sự - hằng ngày em thường xem phim hoạt hình, nghe nhạc, xem tin tức bằng tiếng Anh.

Lên lớp thì chuẩn bị bài thật kỹ để nói chuyện với bạn bè, thầy cô trong giờ học tiếng Anh... - Nguyễn tâm sự khi được hỏi bí kíp của bản thân.

TOEIC Bridge là bài thi nhằm đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh cho các đối tượng mới bắt đầu học, các đối tượng có trình độ tiền trung cấp (Basic to low intermedite). Bài thi này tương tự như bài thi TOEIC gồm nghe hiểu và đọc hiểu. Tuy nhiên, thời lượng và số lượng câu hỏi chỉ bằng 1/2 so với bài thi TOEIC (50 câu nghe hiểu và 50 câu đọc hiểu trong 60 phút). Thang điểm của TOEIC Bridge từ 10 đến 90 dành cho mỗi phần. Đặc biệt bài thi này còn có điểm phụ cho các kỹ năng nghe, đọc, từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc.

Bài thi này rất phù hợp với học sinh năm cuối bậc THCS hay với những học viên các trường dạy nghề. Ngay cả với những người mới học tiếng Anh, nên tham dự kỳ thi này để đánh giá trình độ của mình và tìm ra những kỹ năng mình đang yếu trước khi tham dự kỳ thi TOEIC.

Theo Tuổi trẻ

Người Việt Nam đầu tiên đạt điểm IELTS tuyệt đối 9/9

Trước nay chỉ có thí sinh các nước nói tiếng Anh mới đạt trình độ này.

Kỳ thi IELTS mới đây, ngày 15/1/2011 tại Trung tâm thi IELTS thuộc IDP Education (Việt Nam) ghi nhận một kỳ tích: lần đầu tiên một thí sinh Việt Nam, chưa từng có cơ hội sống ở nước ngoài, đã đạt điểm số tối đa (9) của một kỳ thi tiếng Anh quốc tế nổi tiếng là khó và đòi hỏi thí sinh phải có khả năng tiếng Anh toàn diện trên cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Cô giáo Trần Hoài Giang

Cô giáo Trần Hoài Giang, giáo viên tiếng Anh trẻ của Đại học ngoại ngữ thuộc Đại học quốc gia, sinh năm 1987, trở thành thí sinh Việt Nam đầu tiên đạt điểm tổng tuyệt đối 9/9 với 3 điểm 9 cho các kỹ năng Nghe, Đọc và Viết. Tại Trung tâm thi IELTS của IDP, đã có những thí sinh đạt điểm tuyệt đối như Giang, nhưng tất cả đều là thí sinh nước ngoài đã và đang sinh sống tại các quốc gia nói tiếng Anh. Giang tuy chưa từng sống nước ngoài nhưng đã làm ngạc nhiên ban giám khảo bằng vốn tiếng Anh trôi chảy như người bản xứ.

Ngay từ cấp 1, học tiếng Anh đã trở thành niềm đam mê của Giang. Chị ấy đã tìm đọc những những sách, báo, bài vở bằng tiếng Anh ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Khoa học, Động vật, Thiên văn. Nhờ vậy mà vốn từ vựng tiếng Anh của Giang rất đa dạng và phong phú.

Khi được hỏi về bí quyết làm giàu vốn tiếng Anh của bản thân là gì. Giang chia sẻ đó là phương pháp đọc hiểu và để bản thân tự ngấm. Giang thường tư duy và sắp xếp các từ vựng từng chủ đề cụ thể. Ngoài ra, chị ấy cũng hay suy nghĩ, diễn đạt và viết nhật ký bằng tiếng Anh.

Khi ôn thi IELTS Giang không tách rời các kỹ năng mà ôn chúng phối hợp với nhau. Để có bài thi nói tốt, Giang đã chuẩn bị tinh thần rất kỹ trước khi bước vào phòng thi cũng như học cách lập luận có logic. Đối với thi đọc, nghe, viết, Giang luyện tập nhiều lần và lặp lại để quản lý thời gian làm bài hiệu quả nhất.

Được làm thí sinh Việt Nam đầu tiên đạt điểm IELTS tuyệt đối, với Giang và gia đình là niềm tự hào và hạnh phúc. Qua những kinh nghiệm về phương pháp học tiếng Anh đã chia sẽ, Giang hy vọng Việt Nam sẽ thêm nhiều thí sinh nữa đạt điểm thi tối đa.

Theo IDP

Bé mù thành thạo 4 ngôn ngữ

10 tuổi, bạn ấy đã là một thông dịch viên với lịch làm việc đều đặn như người lớn.

Alexia Sloane, với quyết tâm không đầu hàng số phận, lập kỳ tích thông thạo 4 thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc, dù đôi mắt của em đã không nhìn thấy ánh sáng từ lúc 2 tuổi.

Alexia Sloane

Bị chẩn đoán có một khối u trong não, gia đình em lúc đó cảm thấy như mọi thứ sụp đổ, Alexia đang đi nghỉ cùng gia đình tại Pháp... nỗi đau ập đến tưởng chừng không thể vượt qua nổi.

Thế nhưng, bằng nghị lực phi thường, Alexia đã vượt lên số phận, trở thành một thông dịch viên thông thạo 4 thứ tiêng. Ông Robert Sturdy, một thành viên trong Quốc hội Anh đã mời Alexia đến dự hội nghị cấp cao tại nghị viện Châu Âu ở Brussels, Bỉ.

Hiện giờ, cô bạn nhỏ này đang làm việc tại Nghị viện châu Âu EP và là thông dịch viên trẻ nhất tại đây. Mẹ Alexia rất tự hào và nói về con gái của mình: “Thường cũng có quy định phải từ 14 tuổi trở lên mới được phép làm việc ở Nghị viện, vậy mà Alexia làm phiên dịch ở đó khi mới 10 tuổi. Điều này, không chỉ bất ngờ, ngạc nhiên mà còn quá đỗi tuyệt vời".

Alexia hàng ngày vẫn luyện tập thêm cả tiếng Đức, ước mơ trở thành phiên dịch viên, nhà ngoại giao từ năm lên 6 tuổi, bây giờ đã hiện thực, người bạn nhỏ tuyệt vời này đang tiếp tục xây nên những kỳ tích của chính mình.

HN