ÂM NHẠC LÃNG MẠN

Đầu thế kỉ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ châu Âu. Các nhà soạn nhạc đã thường viết các bản biến tấu theo phong cách này, một phong cách có thể mang lại nhiều ấn tượng. Phong cách này có khuynh hướng trở thành công thức ở trong bàn tay của những nhà soạn nhạc kém tài năng. Một phần vì lí do này mà các cuộc thí nghiệm của những nhà soạn nhạc thời kì 1810 - 1820 dần dần bắt đầu tìm đến những phong cách mới.

Cuộc phiêu lưu của những nhạc sĩ cũng không kéo dài lâu, có cảm giác rằng việc thiết yếu là kết hợp tất cả các yếu tố trong âm nhạc của họ cũng là việc bảo vệ sự trọn vẹn của những nguyên tắc chung. Họ bắt đầu đề cao những giá trị âm nhạc khác hơn là những giá trị truyền thống. Thay vì kiểm soát chúng, họ lại bắt đầu đề cao những phẩm chất như sự bốc đồng và khác lạ. Sức mạnh của họ, lấy ví dụ, họ phát triển những hợp âm ít thông dụng thậm chí những hợp âm này không nằm trong cấu trúc hòa âm tổng thể của tác phẩm. Cũng như vậy, nếu âm thanh của những nhạc cụ đặc thù dường như thu hút một cách đặc biệt theo suốt quá trình diễn biến của bản giao hưởng, họ đã viết những đoạn độc tấu hoa mĩ dài cho nhạc cụ này, cho dù những đoạn solo này làm hình thù tác phẩm thêm căng cứng. Bằng cách này hay cách khác, những nhạc sĩ thế kỉ 19 bắt đầu phô ra sự lãng mạn, đối nghịch lại phong cách cổ điển, đó là quan điểm nghệ thuật của họ. Thẩm mĩ về trường phái Lãng mạn đặc biệt lên cao ở Đức và Trung Âu. Các tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ người Áo, Franz Schubert và các tác phẩm piano và opera của nhạc sĩ người Đức Carl Maria von Weber là những biểu hiện sớm sủa của sự phát triển âm nhạc.

Những nhà soạn nhạc thời kì Lãng mạn thường lấy cảm hứng từ văn học, hội họa hay từ những nguồn không âm nhạc khác. Vì vậy, âm nhạc chương trình được phát triển rất mạnh mẽ và dẫn đến sự ra đời của thể loại thơ giao hưởng. Nhạc sĩ người Pháp Hector Berlioz và nhạc sĩ người Hungary Franz Liszt trở nên đặc biệt nổi bật trong thể loại này. Các bài thơ trong thế kỉ 18 và 19 là cơ sở đề hình thành nên các bài hát nghệ thuật mà trong đó các nhà soạn nhạc dùng âm nhạc để khắc họa hình ảnh và tâm trạng của lời ca. Những bài hát nghệ thuật của Đức thường được biết đến dưới cái tên Đức là lied (số nhiều là lieder). Hàng trăm lieder được viết trong thế kỉ 19, những nhà soạn nhạc đặc biệt thành công trong thể loại này là Franz Schubert, Robert Schumann, Johannes Brahms, Hugo Wolff và cuối thế kỉ là Richard Strauss.

Một trong những thể loại lí tưởng của thế kỉ 19 là opera. Tại đây, tất cả những loại hình nghệ thuật hòa cùng nhau mở ra những quang cảnh hùng vĩ, những cao trào của xúc cảm và là cơ hội tốt cho những giọng ca tuyệt vời khoe giọng. Tại Pháp, Gasparo Spontini và Giacomo Mayerbeer sáng tạo ra thể loại grand opera. Jacques Offenbach -một người Pháp khác đã phát triến thể loại comic-opera (gọi theo tiếng Pháp là opéra bouffe). Những tác giả viết opera quan trọng nhất của Pháp còn phải kể đến Charles Gounod và Georges Bizet. Ở Ý, Gioacchino Rossini, Gaetano Donizetti và Vincenzo Bellini tiếp tục phong cách opera truyền thống của Ý từ thế kỉ 18 bel canto (tiếng Ý có nghĩa là hát đẹp). Tại Ý vào nửa cuối thế kỉ 19, Giuseppe Verdi đã làm giảm đi sự ảnh hưởng của lối hát bel canto bằng cách nhấn mạnh đến sự kịch tính trong những mối quan hệ giữa con người với con người. Giacomo Puccini thì quan tâm đến những mối tình ủy mị và những cảm xúc mãnh liệt. Tại Đức, Richard Wagner sáng tạo ra một phong cách opera mới mà chính ông tự gọi là nhạc kịch (drama music). Tại đây tất cả những khía cạnh của tác phẩm đều hướng đến trung tâm kịch tính hoặc ý đồ triết học. Không như Verdi luôn hướng đến đề tài con người, Wagner luôn quan tâm hơn đến những yếu tố mang tính truyền thuyết, thần thoại và coi đó là khái niệm của sự chuộc lỗi trước Chúa. Wagner thường phát triển những đoạn nhạc ngắn của giai điệu và hòa thanh, gọi là leitmotifs (tiếng Đức motif chủ đạo) nhằm đại diện cho con người, đồ vật, khái niệm và những thứ khác nữa. Những đoạn nhạc này được lặp lại bằng giọng hát hoặc dàn nhạc bất kì lúc nào khi những chúng xuất hiện trong suy nghĩ hoặc hành động của nhân vật.

Âm nhạc xuyên suốt thế kỉ 19 vẫn mang truyền thống trừu tượng, âm nhạc tuyệt đối vẫn được duy trì thông qua các bản giao hưởng và âm nhạc thính phòng. Schubert, Schumann, Brahms, nhạc sĩ người Đức Felix Mendelssohn, nhạc sĩ người Áo Anton Bruckner để lại những dấu ấn đặc biệt quan trọng. Nhạc sĩ người Nga Peter Ilyich Tchaikovsky sáng tác giao hưởng và các tác phẩm thính phòng cũng tuyệt vời như các vở opera hay âm nhạc có tiêu đề. Nhạc sĩ Ba Lan Frederic Chopin thì sáng tác ra những thể loại âm nhạc không tiêu đề, mang phong cách rất tự do, phóng khoáng.

Trong tất cả những thể loại âm nhạc, giá trị cao nhất vẫn được đánh giá thông qua sự khác thường độc đáo của những biểu hiện nghệ thuật. Điều này càng được tăng thêm không chỉ do sự mở rộng của những phong cách sáng tác khác người mà còn do sự sùng bái những nhạc trưởng và những nghệ sĩ biểu diễn bậc thầy. Hai người tiêu biểu nhất là Franz Liszt và nghệ sĩ violin người Ý Nicolo Paganini. Nhạc trưởng và nhạc sĩ người Áo Gustav Mahler viết những bản giao hưởng đều liên quan đến cuộc sống riêng tư của mình.

Phong cách âm nhạc của thời kì Lãng mạn đã thay đổi chút ít theo những cách khác nhau vào cuối thế kỉ 19. Sự phát triển của những hợp âm ít được sử dụng đã phá vỡ cơ cấu giọng. Nhiều nhạc sĩ, đặc biệt là Wagner thường xuyên sử dụng những hợp âm nửa cung (Chromatic). Cách diễn đạt âm nhạc dân gian ngày càng được mở rộng, trở thành một phần quan trọng trong những sáng tác của những nhạc sĩ Nga, Tiệp Khắc, Na Uy, Tây Ban Nha. Ta có thể kể đến nhạc sĩ người Nga Mikhail Glinka, Modest Mussorgsky và Nicolai Rimsky-Korsakov; nhạc sĩ Tiệp Khắc Antonin Dvorak và Bedrich Smetana; nhạc sĩ người Na Uy Edvard Grieg. Sau này còn nhiều nhạc sĩ sử dụng những yếu tố dân gian vào trong những tác phẩm của mình như nhạc sĩ người Mĩ Louis Moreau Gottaschalk, nhạc sĩ người Đan Mạch Carl Nielsen; nhạc sĩ Phần Lan Jean Sibelius và nhạc sĩ người Tây Ban Nha Manuel de Falla.

Theo mạch dân gian này tiến lên phía trước cùng với những yếu tố khác đã hình thành nên âm nhạc cổ điển thế kỉ 20, giới thiệu lại với nghệ thuật âm nhạc những khái niệm cũ về hòa thanh và nhịp điệu. Sự nghiên cứu lịch sử âm nhạc có hệ thống đã đem đến những kết quả giống nhau, trở lại thời kì đầu thế kỉ 19. Với sự tan rã của giọng, sự liên kết yếu kém giữa các bộ phận trong âm nhạc, sự phụ thuộc vào sự chuyển động của những hòa âm, cũng như sự lên xuống của cường độ và mật độ của âm thanh. Cách sử dụng âm thanh như là một yếu tố trong âm nhạc là một đặc điểm rất riêng của thời kì cuối lãng mạn theo phong cách Pháp, được gọi là Ấn tượng, do nhạc sĩ Claude Debussy và Maurice Ravel khởi xướng và phát triển. Những nhạc sĩ Pháp thậm chí còn viết theo phong cách châm biếm hơn như Francis Poulenc và Erik Satie.

Nguồn: cobeo (dịch)

THỜI KỲ LÃNG MẠN (1800-1910)