THÔNG TIN

TRUYỀN HÌNH HẬU GIANG PIANO TỈNH AN GIANG

2 nhạc phẩm thời sinh viên của Trịnh Công Sơn

Nhà nghiên cứu Nguyễn Ðắc Xuân vừa gửi đến Tuổi Trẻ bài viết về hai tác phẩm tưởng đã lãng quên của Trịnh Công Sơn. Niềm vui tìm gặp hai ca khúc này của Nguyễn Ðắc Xuân có lẽ là niềm vui chung của tất cả những người yêu nhạc Trịnh.

Xem chi tiết

“Giờ đây, ai cũng thận trọng khi sử dụng nhạc Trịnh”

Trước ngày giỗ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4), các nhà tổ chức biểu diễn, tụ điểm ca nhạc, phòng trà tại TP.HCM nhận được văn bản thông báo từ đại diện của gia đình nhạc sĩ về việc trả tiền tác quyền khi sử dụng ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào mục đích kinh doanh, mức giá từ 300 – 500 ngàn đồng/bài, tùy theo quy mô chương trình, truy thu từ 1/7/2006.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Điều này đã tạo ra sự bức xúc lẫn bối rối cho các nơi nhận được văn bản này. Chúng tôi đã gặp và lắng nghe ca sĩ Ánh Tuyết - chủ phòng trà ATB, cũng là người thường hát ca khúc Trịnh - tâm tình:

Không qua nổi Khánh Ly, nhưng tôi hát vì trân trọng nhạc Trịnh

“Tôi nhận được thông báo này cách đây ba tuần rồi. Đọc xong tôi cảm thấy “sốc” thật sự vì lời lẽ trong văn bản căng thẳng quá, ai cũng tưởng mình sắp ra hầu tòa tới nơi. Lâu nay phòng trà ATB vẫn dành riêng một tối thứ sáu cho nhạc Trịnh nhưng hai tuần qua, tôi không làm nữa.

Trước đây tôi không dám hát nhạc của Trịnh Công Sơn vì nghĩ không ai hát nhạc Trịnh qua nổi Khánh Ly nhưng tôi không thể cưỡng lại sự yêu mến với các ca khúc Trịnh nên tìm tòi thể hiện một số ca khúc. Mỗi khi hát nhạc Trịnh hay thực hiện chương trình về nhạc Trịnh, tôi luôn rất thận trọng vì tôi trân trọng từng lời lẽ, từng ý tứ trong ca khúc và về con người của người nhạc sĩ tài hoa này. Âm nhạc của Trịnh Công Sơn phải có sự yêu mến mới thể hiện được".

Trịnh Công Sơn không mưu cầu gì cho bản thân

"Về nguyên tắc thì không ai phản đối tinh thần của thông báo này. Trả tiền khi sử dụng ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là điều phải làm. Nhưng đối với mặt bằng kinh tế Việt Nam hiện tại thì thông báo này gây khó khăn cho những người hoạt động kinh doanh âm nhạc. Đâu phải lúc nào phòng trà cũng đông khách trong thời buổi các phòng trà mọc lên như “nấm” và hoạt động khó khăn như hiện nay. Nếu trả tiền bản quyền thì nên bắt đầu từ đây trở đi để các chủ phòng trà liệu sức mình hoặc có thể thương lượng lại để làm vừa lòng đôi bên chứ không nên truy thu.

Không chỉ tôi mà các anh chị em nghệ sĩ, những người hoạt động kinh doanh phòng trà đều rất buồn khi nhận được văn bản này. Sự lan tỏa của nhạc Trịnh trong đời sống cộng đồng rất lớn, lâu nay công chúng xem những ca khúc của Trịnh Công Sơn là của chung chứ không còn là của riêng ai nữa.

Gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xem nhạc Trịnh là sở hữu riêng nên việc đòi tác quyền là quyền của riêng họ, điều này về lý thì đúng nhưng về tình thì hơi buồn. Âm nhạc Trịnh Công Sơn đã đi vào trong tâm thức mọi người không chỉ về ca từ, về giai điệu mà còn vì con người Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn sống không đòi hỏi, không mưu cầu gì cho bản thân, chính điều này đã tạo nên sức sống mãnh liệt cho ca khúc của ông, trở thành nhu cầu thưởng ngoạn văn hóa không thể thiếu được đối với nhiều người.

Nếu thực hiện theo yêu cầu của văn bản, các phòng trà sẽ rất thận trọng sử dụng ca khúc Trịnh bởi vì trong đời sống âm nhạc nước nhà không chỉ có riêng ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Các ca sĩ dù có yêu mến, có khát khao hát nhạc ông đến đâu cũng phải thận trọng. Làm như thế này liệu có làm nhạc Trịnh rơi vào quên lãng không?"

Nhạc Trịnh liệu có rơi vào quên lãng vì bị "bóp nghẹt"?

"Các ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy thì công ty Phương Nam đã mua bản quyền, đã đặt sẵn quy định để theo đó thực hiện việc trả tiền tác quyền, khi sử dụng thì người sử dụng “lượng sức” mình. Tuy nhiên, điều đó cũng thật tai hại. Cũng như nhạc Trịnh, lâu nay nhạc của Phạm Duy lan tỏa sâu rộng nhưng khi bị “bóp nghẹn” lại thì sự phổ biến rất cầm chừng.

Ca sĩ khát khao được hát nhạc Phạm Duy lẫn công chúng yêu thích âm nhạc ông đều không được hát, được nghe trong tâm trạng thoải mái nữa. Bây giờ nhạc Phạm Duy cũng không còn là sự khao khát như trước đây. Liệu điều này có lặp lại với nhạc Trịnh?

Hoạt động nghệ thuật thì phải đặt trong tâm trạng tự nhiên, thoải mái. Những ca khúc hay nên phổ biến trong công chúng bằng sự thỏa thuận trong tâm trạng đồng cảm với âm nhạc. Luật bản quyền rất chặt chẽ, nước ngoài họ thực hiện nghiêm túc, thoải mái vì nhận thức, kinh tế, văn hóa họ cao hơn ta. Ở VN, mọi thứ còn rất sơ khai nên việc thực hiện bước đầu mà nghiêm ngặt quá sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý, người kinh doanh âm nhạc, ca sĩ và những người yêu mến nhạc Trịnh.

Hai tuần nay không hát nhạc Trịnh nữa tôi cũng buồn lắm. Tôi chưa gặp đại diện của gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi cũng không dám thương lượng gì, sợ họ không vui, không thông cảm được với tình hình kinh doanh của mình hiện nay. Chúng tôi muốn để họ tự tạo điều kiện cho mình hoạt động, đưa âm nhạc của Trịnh Công Sơn đến với những người yêu mến ông trên cơ sở thông hiểu, thỏa thuận cùng nhau. Còn nếu họ không tạo điều kiện thì đành thôi vậy. Trong âm nhạc thì phải hồn nhiên, phải thoải mái mới tạo sự hưng phấn cho người hát và người nghe”.

Nguồn: Theo Xã Luận.com

Tại sao nên cho trẻ học nhạc?

Đối với trẻ em, âm nhạc đem lại rất nhiều thứ hữu ích. Và các nhà khoa học đã cung cấp 10 lí do giải thích tại sao âm nhạc lại đem đến nhiều điều kì diệu cho trẻ em.

Âm nhạc cũng được xem là một dạng ngôn ngữ quốc tế. Tất cả mọi người đều có thể thưởng thức và hiểu được âm nhạc, cho dù bạn là ai, bạn ở đâu và bạn làm nghề gì.

J.Amstrong đã nói: “Âm nhạc làm thăng hoa niềm vui sướng, làm vơi bớt nỗi sầu khổ, xua đi mọi bệnh tật, xoa dịu những cơn đau và đẩy lùi mọi sự phẩn uất”.

Xem tiếp

Current events

Ca sĩ Ánh Tuyết

Ca sĩ Ánh Tuyết: "Trong âm nhạc thì phải hồn nhiên, phải thoải mái mới tạo sự hưng phấn cho người hát và người nghe

Thời sự Đài Truyền hình An Giang, tin tức tổng hợp.

Asian Indoor Games III

Nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên

Link video nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Link hình ảnh nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Bản đồ tỉnh An Giang - Việt Nam: http://www.maplandia.com/vietnam/an-giang/

Âm nhạc