PHÒNG TRƯNG BÀY

Trang: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Nút +1 là viết tắt của "Điều này khá tuyệt" hoặc "Bạn nên xem điều này". Bạn đừng quên bấm vào nhé.

Tìm hiểu về Nút +1

Chào mừng

Ngày sinh Bác Hồ 19/5

(Xem nội dung)

NHỮNG CA KHÚC VỀ HỒ CHÍ MINH

Danh sách bài hát về Hồ Chí Minh

Danh sách bài hát về Hồ Chí Minh là tuyển tập các ca khúc lấy nguồn cảm hứng từ hình tượng Hồ Chí Minh, các sáng tác này tập trung ca ngợi về Hồ Chí Minh như là một vị cha già dân tộc và là người có tấm lòng bao la đối với người Việt Nam, những tác phẩm này thường được lưu hành rộng rãi trong xã hội Việt Nam. Nét chung là các nhạc sĩ sáng tác đa số là người Việt Nam nhưng cũng có những sáng tác của các nhạc sĩ nước ngoài.

Hình tượng Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác nhiều tác phẩm. Nhạc sĩ Thuận Yến đã nói : "Trong mỗi chúng ta luôn sẵn có sự tôn kính, tình yêu thương, ngưỡng mộ và lòng biết ơn vô bờ bến đối với Bác nên chỉ cần một bài hát nào đó nói lên được những tình cảm ấy là họ chấp nhận ... Đó là đề tài vô tận không bao giờ vơi cạn trong mỗi người sáng tác" [1]. Riêng Thuận Yến đã có tới 26 bài hát viết về Hồ Chí Minh[2].

Nhiều cuộc "Thi sáng tác ca khúc về Hồ Chí Minh" đã được tổ chức, như Đài truyền hình TP HCM cũng vài lần tổ chức cuộc thi "Vận động sáng tác ca khúc về Hồ Chí Minh" để "nêu cao được tinh thần cách mạng và tấm gương đạo đức của Bác, qua đó nhằm nâng cao vai trò quan trọng của đạo đức trong mỗi công dân" [3], Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Ninh tổ chức cuộc thi "Hát những ca khúc về Hồ Chủ tịch" [4]... Năm 2005, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Nhà xuất bản Thanh Niên đã phát hành tuyển tập 115 ca khúc với nhan đề "Hồ Chí Minh - Người sống mãi với non sông" [5]...

Danh sách

Xếp theo thứ tự ABC:

  • "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng" (Phong Nhã)

  • "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" (Huy Thục)

  • "Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên" (Lê Lôi)

  • "Bác Hồ, một tình yêu bao la" của (Thuận Yến):...Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa, Bác yêu đàn cháu nhỏ Trung Thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương..."

  • "Bác Hồ - Người cho em tất cả" (Hoàng Long, Hoàng Lân, thơ Thu Phong)

  • "Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ" (Lê Đăng Khoa) [6]

  • "Bài ca dâng Bác" (Trọng Loan)

  • "The Ballad of Ho Chi Minh" (Bài ca Hồ Chí Minh) của nhạc sĩ người Anh Ewan MacColl: ...From VietBac to the SaiGon Delta. Marched the armies of Viet Minh. And the wind stirs the banners of the Indo-Chinese people. Peace and freedom and Ho Chi Minh...

  • "Bài ca về đồng chí Hồ Chí Minh" (Nhạc sĩ người Nga Vladimir Fere)

  • "Bé yêu Bác Hồ" (Đỗ Nhuận)

  • "Bên lăng Bác Hồ" (Dân Huyền)

  • "Bên ta như có Bác" (Lê Đăng Khoa) [6]: Ði khắp năm châu hiếm có ai như Bác. Cuộc đời giản dị, tình người bao la. Như có Bác bên ta đang cùng nhau lội đồng, thăm những công trình nhà máy vút cao. Như có Bác bên ta trên giảng đường học tập. Chắp cánh cho ta bay xa, bay xa.

  • "Bên tượng đài Bác Hồ" (Lê Giang)

  • "Buổi sáng nhớ Bác"

  • "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" (Văn Cao): Người về đem tới ngày vui. Mùa thu nắng toả Ba Đình. Với tiếng Người còn dịu dàng như tiếng đất trời. Người về đem tới xuân đời từ đất nước cằn, Từ bùn lầy cả cuộc đời vùng lên.

  • "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" (Lưu Hữu Phước): Hồ Chí Minh sáng ngời gương đấu tranh. Vững bền đưa chúng ta vượt khó khăn. Hồ Chí Minh muôn năm chỉ lối cho nhân dân. Đến ngày chiến thắng vẻ vang.

  • "Cảm ơn đường Hồ Chí Minh" của Norodom Sihanouk (Campuchia)[7]

  • "Chúng con bên giấc ngủ của Người" (Nguyễn Đăng Nước)

  • "Dâng Người tiếng hát mùa xuân" (Nguyễn Văn Thương)

  • "Dấu chân phía trước" (Phạm Minh Tuấn)

  • "Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác" (An Thuyên)

  • "Đêm Trường Sơn nhớ Bác" (Trần Chung)

  • "Đôi dép Bác Hồ" (Văn An, phổ thơ Tạ Hữu Yên):... Đôi dép đơn sơ đôi dép Bác Hồ Bác đi từ ở chiến khu Bác về, Bác đi từ ở chiến khu Bác về. Phố phường trận địa nhà máy đồng quê đều in dấu dép Bác về...

  • "Em mơ gặp Bác Hồ" (Xuân Giao): "Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, râu Bác dài tóc Bác bạc phơ"

  • "Em về quê Bác Hồ" (Hồ Tĩnh Tâm)

  • "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh" (Trần Hoàn)

  • "Gửi tới Bác Hồ" (Kapapúi, lời Tường Vi)

  • "Hát mừng Bác Hồ vĩ đại" của Suphat Mukhophathiai (Ấn Độ): “Ôi Hồ Chí Minh, Người vĩ đại biết bao!”[8]

  • "Hồ Chí Minh" của Kurt Demmler (Đông Đức)[9]

  • "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" (Trần Kiết Tường): ...Trên cánh đồng miền Nam, đau thương mây phủ chân trời. Khi ca lên Hồ Chí Minh, nghe lòng phơi phới niềm tin...

  • "Hồ Chí Minh là cả một bài thơ" (Nhạc sĩ Cuba Felis Pita Rogerigate)

  • "Hoa sen Tháp Mười" (Trương Quang Lục)

  • "Jose Marti Hồ Chí Minh" (Nhạc sĩ Cuba Armando Cardoso)

  • "Lãnh tụ ca" (Lưu Hữu Phước) [10]

  • "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" (Trần Hoàn): Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế. Nhưng không gian. vẫn bốn bề lặng lẽ, Bác đành nằm im...

  • "Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin" (Thuận Yến)

  • "Miền Nam nhớ mãi ơn Người" (Lưu Cầu)

  • "Miền Trung nhớ Bác" (Thuận Yến)

  • "Ngọn cờ Hồ Chí Minh" (Nhạc sĩ Cuba Carlo Puebla, lời Việt của Hồ Bắc)

  • "Nhớ hình ảnh Bác Hồ với nông dân" (Lê Đăng Khoa) [6]

  • "Nhớ ơn Bác" (Phan Huỳnh Điểu)

  • "Nơi Bác ở" (Lê Đăng Khoa) [6]: Ngôi nhà sàn bé nhỏ, nơi Bác ở đạm bạc. Cỏ non vờn chân Bác. Gió hát chiều xốn xang. Người ra đi, căn phòng vẫn lộng gió. Ấm áp tình người như Bác vẫn đâu đây

  • "Ngợi ca chủ tịch Hồ Chí Minh" (Nhạc sĩ người Đức Jeans Chourfores)

  • "Người là niềm tin tất thắng" (Chu Minh): Đất nước nghiêng mình đời đời nhớ ơn. Tên người sống mãi với non sông Việt Nam. Lời thề sắt son theo tiếng bác gọi, bốn ngàn năm dồn lại hôm nay, người sống trong muôn triệu trái tim... Thế giới nghiêng mình, loài người tiếc thương. Đây người chiến sĩ đấu tranh cho tự do. Người là ước mơ của các dân tộc. Tiếng người vang vọng đến mai sau. Nguyện ước theo con đường Bác đi...

  • "Người mang tấm áo Bác Hồ"

  • "Người sống mãi trong lòng miền Nam" (Nguyễn Đồng Nai)

  • "Người về thăm quê" (Thuận Yến)

  • "Nhật ký trong tù" (Nhạc sĩ người Anh George Feris phổ nhạc 7 bài thơ ông ưng ý nhất trong tập thơ này)

  • "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" (Phạm Tuyên)

  • "Những bông hoa trong vườn Bác" (Văn Dung)

  • "Quyền sống trong hòa bình" (The Right of Living in Peace) nhạc của Victor Jara (Chile): "Nhà thơ Hồ Chí Minh – Đưa quyền sống hòa bình – Từ Việt Nam ra toàn nhân loại...”[11]

  • "Suối Lê Nin" (Phạm Tuyên)

  • "Tây Nguyên mừng đón thơ Bác" (Doãn Nho)

  • "Tây Nguyên nhớ Bác Hồ" (Kapapúi - lời Tường Vi)

  • "Teacher Uncle Ho" (Thầy giáo Bác Hồ) của nhạc sĩ người Mỹ Pete Seeger: ...I'll have to say in my own way. The only way I know, that we learned power to the people and the power to know. From Teacher Uncle Ho!

  • "Tấm áo Bác Hồ" (Thuận Yến)

  • "Tấm ảnh Bác Hồ" (Lưu Hữu Phước)

  • "Thăm bến Nhà Rồng" (Trần Hoàn)

  • "Thanh niên làm theo lời Bác" (Hoàng Hà)

  • "Tiếng hát giữa rừng Pắk Pó" (Nguyễn Tài Tuệ)

  • "Tiếng hát từ thành phố mang tên Bác" (Cao Việt Bách)

  • "Tình Bác sáng đời ta" (Lưu Hữu Phước)

  • "Trông cây lại nhớ Người" (Đỗ Nhuận)

  • "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ" (Triều Dâng)

  • "Từ làng Sen" (Phạm Tuyên)

  • "Vâng lời Bác Hồ" (Lưu Bách Thụ)

  • "Vầng trăng Ba Đình" (Thuận Yến)

  • "Viếng Lăng Bác" (Hoàng Hiệp, phổ thơ Viễn Phương)

"Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ" (Nhạc sĩ người Nga Vladimir Fere, lời Việt của Đỗ Nhuận)

Đội TNTP Đoàn Thanh niên

Chủ đề ngày Nhà giáo Việt Nam

LỜI CỦA THẦY

Rồi các em một ngày sẽ lớn

Sẽ bay xa đến tận cùng trời

Có bao giờ nhớ lại các em ơi

Mái trường xưa một thời em đã sống

Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng

Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao

Thủa học về cái nắng xôn xao

Lòng thơm nguyên như mùi mực mới

Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới

Thầy trò mình cũng có lúc chia xa

Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha

Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ

Một lời khuyên biết thế nào cho đủ

Các em mang theo mỗi bước hành trình

Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:

Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...

Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã

Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên

Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền

Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ

Tạ Nghi Lễ

Trường học thân thiện

Tìm hiểu ngày tình nhân (Xem)

Mừng ngày 8-3

Lịch sử ra đời ngày 8-3LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3

Hàng năm, cứ đến ngày 8/3, phụ nữ toàn thế giới trong đó có phụ nữ Việt Nam tổ chức kỷ niệm ngày quốc tế của giới mình. Chị em phụ nữ chúng ta hãy cùng nhau ôn lại lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm cho chúng. Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8-3 năm 1899, nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chi-ca-gô và Nữu Ước. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đa xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Đức) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban "Thư ký phụ nữ quốc tế". Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư.

Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày "Quốc tế phụ nữ", ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu:

- Ngày làm 8 giờ.

- Việc làm ngang nhau.

- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

TÌM HIỂU VỀ ĐOÀN THANH NIÊN CS.HCM

Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Ngày truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là ngày 26 tháng 3 hàng năm. Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.

Lịch sử

Ngày truyền thống là ngày 26 tháng 3 năm 1931 .

Hoàn cảnh ra đời

Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở Việt Nam xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng Việt Nam; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1931 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Tên gọi qua các thời kỳ

  • Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (1931 - 1936)

  • Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939)

  • Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương (1939 - 1941)

  • Đoàn Thanh niên Cứu Quốc Việt Nam (1941 - 1956)

  • Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (1956 - 1970)

  • Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970 - 1976)

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1976 - nay)

· Những chặng đường vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

· Chủ tịch Hồ Chí Minh

· Những hiểu biết cơ bản về Đoàn TNCS HCM

Bài ca “Thanh niên làm theo lời Bác” được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 6 ( 15-18/10/1992) quyết định chọn là bài ca chính thức của Đoàn.

Nhạc sĩ Hoàng Hà từng là Bí thư Tỉnh đoàn Hưng Yên, Bí thư Thành đoàn Hải Phòng, thường vụ Trung ương Đoàn khóa III, IV, phụ trách thanh niên sinh viên. Ông đã về hưu tại Hà Nội.

--> Bài hát "Thanh Niên làm theo lời Bác"

Download ca khúc

SỰ KIỆN 30/4/1975

GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/4/1975

Sự kiện 30 tháng 4, 1975, thường được gọi là 30 tháng Tư, ngày giải phóng miền Nam, ngày Thống Nhất (tên gọi tại Việt Nam) hay ngày miền Nam sụp đổ (báo chí Tây phương gọi là Sài Gòn thất thủ, Fall of Saigon), Ngày quốc hận[2][3] và Tháng Tư Đen[4][5][6][7] trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở hải ngoại, là sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh. Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân và lính Mỹ cùng với hàng ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn. Vì nhiều người tị nạn đã di tản và chính phủ Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa đã áp dụng luật mới góp phần làm cho dân số thành phố giảm xuống sau đó.

(Xem tiếp)

Vào trang: *SKKN - GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ