4

Trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Nhac sĩ VĂN DUNG

Họ và tên: Nguyễn Văn Dung

Sinh ngày: 15\1\1936

Nguyên quán: Việt Nam

Nguyên chuyên viên âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Bắt đầu hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp từ năm 1961 khi ông về làm biên tập âm nhạc không chuyên của học sinh và thanh niên Hà Nội.

Bài hát Hành khúc Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như một chính ca của Đoàn đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng huy chương "Vì thế hệ trẻ".

Hầu hết các tác phẩm của ông đều gắn bó với những hoạt động sôi nổi của thanh niên trong các phong trào thi đua chống giặc ngoại xâm và xây dựng Tổ quốc. Một trong những sáng tác đầu tay của ông - Giải phóng quân ta đi - là bài hát đóng góp cho không khí chiến đấu sôi động của chiến sĩ và đồng bào miền nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước

Các ca khúc: Đường Trường Sơn xe anh qua, Bài ca Đường 9 chiến thắng, Những bông hoa trong vườn Bác, Chim chích bông, Hành khúc Hội khoẻ Phù Đổng

Cuộc đời thanh bạch của Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cảm xúc vô hạn của các văn nghệ sĩ. Các ca khúc về Người chiếm một vị trí quan trọng trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam cùng với những tên tuổi hàng đầu của các nhạc sĩ như: Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Đỗ Nhuận, Tô Vũ, Lê Lôi, Lưu Cầu, Thuận Yến, Phạm Tuyên… Trong dòng chảy dạt dào đó, nhạc sĩ Văn Dung cùng nhạc phẩm Những bông hoa trong vườn Bác đã để lại dấu ấn rất riêng, khó thể nào quên trong lòng mỗi người chúng ta. Nhạc sĩ Văn Dung

đã tâm sự với PV đôi điều về bài hát này.

Phóng viên (PV): Thưa nhạc sĩ Văn Dung, ca khúc Những bông hoa trong vườn Bác mang một phong vị riêng, giai điệu mượt mà, trau chuốt nhưng gần gũi như hơi thở, như tiếng nói mộc mạc, giản dị của người dân quê kiểng… Cảm hứng nào đã đưa ông tới tứ nhạc đó?

Nhạc sĩ Văn Dung: Một buổi tối năm 1977, như thường lệ, tôi lấy sách ra đọc, nhưng đọc mãi mà không thấy chữ, chỉ “nghe” thấy nhạc. Và những giai điệu ca từ của Những bông hoa trong vườn Bác cứ thế ào ạt tuôn trào: “Những bông hoa trong vườn Bác/ Tỏa ngát hương mang tình yêu mênh mông của Người…”. Thực tình, tôi không lý giải nổi điều kỳ lạ này. Không ngờ vào lúc tôi cảm thấy việc viết một ca khúc về Bác hình như không thể thực hiện được thì bài hát lại ra đời. Ca khúc được viết chỉ trong một giờ. Có lẽ, đó là rất nhiều suy nghĩ, tình cảm kính yêu của tôi đối với Hồ Chủ tịch đã được dồn nén từ lâu, để một ngày thành giai điệu Những bông hoa trong vườn Bác.

PV: Ông có thể nói cụ thể hơn về ý tưởng để bài hát ra đời?

Nhạc sĩ Văn Dung: Tôi đã sáng tác những ca khúc về Bác như Tên Người sáng mãi niềm tin (năm 1969), Tiếng Người nói ngày ấy (năm 1975)… Những ca khúc này đều được bạn bè đồng nghiệp và khán thính giả yêu thích, nhưng tôi nghĩ, những ca khúc ấy không để lại nhiều ấn tượng trong lòng người nghe.

Và không hiểu sao, tôi vẫn cảm thấy lòng nặng trĩu như đang mắc nợ một điều gì đó. Năm 1970, khi viết ca khúc Hành khúc thanh niên cộng sản, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh “Người trồng hoa vĩ đại” cũng được nhắc trong lời ca: “Vinh quang thanh niên được Bác chăm lo như rừng hoa lớn lên dưới cờ cách mạng”. Và cũng từ đó, ý tưởng “Mỗi người là một bông hoa đẹp” cứ đeo đuổi tôi.

PV: Những lời ca hay nhất viết về Bác Hồ lại thuộc về thế hệ ông và lớp nghệ sĩ cùng thời với ông. Tại sao ông và các nhạc sĩ lại có thể viết được những lời ca hay, làm người nghe xúc động?

Nhạc sĩ Văn Dung: Các văn nghệ sĩ lớn lên từ trước cách mạng, trưởng thành trong Cách mạng tháng Tám đều có tình cảm kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh như câu thơ của Tố Hữu: “Người là Cha là Bác là Anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”.

Trong mỗi chúng ta luôn có sự tôn kính, tình yêu thương, ngưỡng mộ và lòng biết ơn vô bờ bến đối với Bác nên chỉ cần một bài hát nào đó nói lên được những tình cảm ấy là họ chấp nhận, vì tình cảm của nhân dân với Bác đã quá sâu nặng. Chính trong bầu không khí sục sôi của cách mạng đã tạo cảm hứng cho người sáng tác thể hiện đúng được tâm tư, tình cảm của mỗi người đối với vị lãnh tụ kính yêu. Nói như vậy nhưng không chỉ có tôi và các nhạc sĩ cùng thời mà các nghệ sĩ ở lĩnh vực khác đều đã làm như thế.

PV: Ít có một dân tộc nào có nhiều bài hát về lãnh tụ như Bác Hồ kính yêu của chúng ta - Người luôn hiện hữu “là Cha là Bác là Anh”?

Nhạc sĩ Văn Dung: Đúng thế! Không chỉ riêng trong lĩnh vực âm nhạc mà ở các lĩnh vực nghệ thuật khác cũng vậy, ít có một dân tộc nào lại có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật (thơ ca, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh…) đề cập tới hình tượng một vị lãnh tụ như ở nước ta.

PV: Ông có nhận xét gì về ngôn ngữ hình tượng trong các sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Nhạc sĩ Văn Dung: Ngôn ngữ hình tượng trong các sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở mỗi tác giả, mỗi tác phẩm là khác nhau. Ví dụ, ở bài Ca ngợi Hồ Chủ tịch của Văn Cao, ta thấy sự ngợi ca trong đó có gì gần gũi, thân thương, nhưng ở Lãnh tụ ca của Lưu Hữu Phước, Hồ Chủ tịch lại vừa rất gần gũi, thân thương, vừa trang nghiêm. Trong bài Bác Hồ một tình yêu bao la của nhạc sĩ Thuận Yến lại khắc họa hình ảnh Bác gắn với đời thường, gần gũi với mọi người. Còn ở bài Những bông hoa trong vườn Bác của tôi, âm nhạc có tính ngợi ca thanh cao nhưng tựa như một lời nhắc nhở chúng ta: mỗi người hãy sống tốt, sống đẹp, sống giản dị vì nước vì dân như tư tưởng và đạo đức của Người; mỗi người hãy trân trọng mọi cái hay, cái đẹp; mỗi người, mỗi miền quê hãy là một bông hoa đẹp trong vườn hoa đất nước.

PV: Ông là nghệ sĩ có tên tuổi trong âm nhạc. Nhìn lại quá khứ hay hướng về tương lai, ông có cảm nghĩ gì?

Nhạc sĩ Văn Dung: Sự sáng tạo là hành động tự thân của người nghệ sĩ, họ không bao giờ coi sáng tạo là một sinh kế. Họ làm như thiên chức không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, hình thức, quyền lực, tiền tài… Âm nhạc và nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại nói chung, đã có những chuyển biến rất mạnh mẽ. Người nghệ sĩ nói chung và các nhạc sĩ nói riêng, luôn luôn muốn khẳng định cái tôi hiện hữu, có những đóng góp thiết thực với đời sống xã hội, thể hiện niềm vui, ước mơ về một ngày mai tươi sáng. Cho nên, nghệ thuật lúc này, bên cạnh hành động tự thân, còn có nhu cầu hưởng thụ. Văn hóa - nghệ thuật đã trở thành hàng hóa nghệ thuật. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ bây giờ cũng phải có một cuộc tranh đua về tài năng, thể hiện bằng tác phẩm có giá trị nghệ thuật đích thực.

PV: Có phải các nhạc sĩ trẻ ngày nay viết về Hồ Chủ tịch là một vấn đề khó?

Nhạc sĩ Văn Dung: Cũng không hẳn thế! Trước đây, người nghệ sĩ cho rằng, phải có cảm xúc thì mới có sáng tạo, nhưng hậu hiện đại có cách hiểu về cảm xúc của họ khác. Kể cả khi không có cảm xúc thực, họ vẫn sáng tác được. Và người ta không thể lý giải được, hình như có một nguồn năng lượng nào đó đã nhập vào người nghệ sĩ để sáng tác được những ca khúc ở đỉnh cao. Tôi hy vọng các nhạc sĩ trẻ sẽ có những sáng tác hay về Hồ Chủ tịch.

PV: Với riêng nhạc sĩ, ông có còn ý định tiếp tục viết ca khúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Nhạc sĩ Văn Dung: Tại sao không! Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người luôn là nguồn cảm hứng vô tận, không bao giờ vơi cạn trong mỗi người sáng tác. Tuy nhiên, để có ý định viết tiếp một ca khúc nữa về Hồ Chủ tịch, tôi không dám hứa trước!

Phạm Ngọc Huệ

Nhạc sĩ PHAN NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Phan Nhân

Sinh ngày: 1930

Nguyên quán: Việt Nam

Dòng nhạc: Nhạc trữ tình, Nhạc truyền thống - cách mạng

Ngay từ nhỏ Phan Nhân đã tỏ ra là một cậu bé thông minh và có năng khiếu về nghệ thuật, đặc biệt là trong âm nhạc.

Lên đến bậc PTTH, xa gia đình lên Cần Thơ trọ học, những lúc buồn ông lại cùng bạn bè "nghêu ngao" vài câu hò Nam bộ chân chất, mộc mạc để vơi đi nỗi nhớ nhà.

Đặc biệt cứ mỗi khi đến tiết học môn thanh nhạc, là ông lại cảm thấy như có một niềm đam mê kỳ lạ cứ cuốn lấy ông vào trong từng giai điệu, nốt nhạc. Tốt nghiệp xong, theo tiếng gọi của quê hương ông gia nhập quân ngũ, tham gia kháng chiến chống Pháp, và cũng chính trong môi trường đó, Phan Nhân đã "tập tành" sáng tác như một nhạc sĩ nghiệp dư, bởi vốn âm nhạc của ông lúc đó chỉ là những gì ông đã được học ở bậc trung học.

Trong những cuộc liên hoan giao lưu của đơn vị với nhân dân, anh lính trẻ Phan Nhân thường tham gia góp vui bằng những bài hát do chính mình sáng tác, và được sự cổ vũ nhiệt tình của mọi người. Những câu động viên, khen ngợi của mọi người như tiếp thêm sức mạnh cho ông, thế là những bài hát lần lượt ra đời, mang chủ đề chính là tình quân dân như "cá với nước" keo sơn gắn bó trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Không sáng tác nhiều như những nhạc sĩ khác, nhưng những bài hát của Phan Nhân hầu như là những ca khúc vượt thời gian, để lại trong lòng thính giả nhiều tình cảm sâu sắc, trong đó có thể kể đến một số tác phẩm như: Hà Nội niềm tin và hy vọng, Em ở nơi đâu, Thành phố của tôi, Trên quê hương Minh Hải, Tình bạn già, Cây đàn guitar VictoHara...

"Mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời. Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô... Hà Nội đó, niềm tin yêu hy vọng. Của núi sông, hôm nay và mai sau... Chân ta bước lòng ung dung tự hào... Ôi Ðông Ðô, hùng thiêng núi sông còn in nơi đây. Ôi Thăng Long, ngàn năm chiến công rạng danh non sông"... (Hà Nội niềm tin và hy vọng). Chỉ với bài hát này, nhạc sĩ Phan Nhân xứng đáng được ghi danh vào lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Không sáng tác nhiều như những nhạc sĩ khác, nhưng những bài hát của Phan Nhân hầu như là những ca khúc vượt thời gian, để lại trong lòng thính giả nhiều tình cảm sâu sắc, trong đó có thể kể đến một số tác phẩm như: Hà Nội niềm tin và hy vọng, Em ở nơi đâu, Thành phố của tôi, Trên quê hương Minh Hải, Tình bạn già, Cây đàn guitar VictoHara...

Ông tên thật là Nguyễn Phan Nhân, quê ở Bình Ðức, Long Xuyên, An Giang, sinh năm 1930, tại Long Xuyên-An Giang. Ngay từ nhỏ Phan Nhân đã tỏ ra là một cậu bé thông minh và có năng khiếu về nghệ thuật, đặc biệt là trong âm nhạc. Lên đến bậc PTTH, xa gia đình lên Cần Thơ trọ học, những lúc buồn ông lại cùng bạn bè "nghêu ngao" vài câu hò Nam bộ chân chất, mộc mạc để vơi đi nỗi nhớ nhà.

Ðặc biệt cứ mỗi khi đến tiết học môn thanh nhạc, là ông lại cảm thấy như có một niềm đam mê kỳ lạ cứ cuốn lấy ông vào trong từng giai điệu, nốt nhạc. Tốt nghiệp xong, theo tiếng gọi của quê hương ông gia nhập quân ngũ, tham gia kháng chiến chống Pháp, và cũng chính trong môi trường đó, Phan Nhân đã "tập tành" sáng tác như một nhạc sĩ nghiệp dư, bởi vốn âm nhạc của ông lúc đó chỉ là những gì ông đã được học ở bậc trung học.

Trong những cuộc liên hoan giao lưu của đơn vị với nhân dân, anh lính trẻ Phan Nhân thường tham gia góp vui bằng những bài hát do chính mình sáng tác, và được sự cổ vũ nhiệt tình của mọi người. Những câu động viên, khen ngợi của mọi người như tiếp thêm sức mạnh cho ông, thế là những bài hát lần lượt ra đời, mang chủ đề chính là tình quân dân như "cá với nước" keo sơn gắn bó trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Trong số những bài hát ông sáng tác hồi ấy, có thể nói bài hát "Tiếng tơ lòng" (1953) còn đọng lại nhiều nhất trong lòng bạn bè. Bài này được ông sáng tác trong những đêm trăng thanh bên bờ suối trên đinh Cấm Sơn khi cùng đơn vị đóng quân ở Long Châu Hà - Thất Sơn, cùng với nhân dân phối hợp đánh các đồn bót của địch trên các tuyến đường An Giang - Tịnh Biên - Châu Ðốc.

Năm 1954 từ Quân đội nhạc sĩ Phan Nhân chuyển về đoàn Tuyển văn công Nam bộ rồi tập kết ra Bắc. Năm 1959, chuyển về công tác tại Ðài tiếng nói Việt Nam, với tư cách là một Biên tập viên kiêm phóng viên ông được đi rất nhiều nơi. Mỗi chuyến đi đối với ông như là một lần được tiếp thêm sức sống, bởi ông được gần gũi với tiếng nói, kho tàng dân ca của các dân tộc... tất cả làm xao động trong lòng ông, thôi thúc ông sáng tác.

Dù vốn là một thanh niên Nam bộ, nhưng ông rất mê những làn điệu Dân ca đồng bằng Bắc bộ, Chèo cho tới quan họ Bắc Ninh... vì thế trong những sáng tác của ông, ta thấy có sự ảnh hưởng ít nhiều của những làn điệu này như bài hát "Em ở nơi đâu" viết về tình cảm cao quý, chân thật của những anh bộ đội lái xe đối với những cô thanh niên xung phong đi mở đường. Trong chiến tranh ban đêm không được mở đèn xe nên các anh không biết mặt được người con gái đã giúp mình mà "... Chỉ nghe có tiếng hát mà đem lòng yêu thương..." rồi các anh đi tìm nhưng không biết em ở nơi đâu hoặc như bài "Nhớ về PácBó" cũng mang âm hưởng của dân ca Tày, Nùng Việt Bắc.

Yêu miền Bắc, yêu Hà Nội và tự trong lòng, ông đã coi đây như là quê hương thứ hai của mình. Ðể thể hiện tình yêu ấy, ông ấp ủ một ước mơ sẽ viết một bài hát về Hà Nội mà chưa biết viết như thế nào để thể hiện được sâu sắc nhất tình cảm của mình. Cho đến năm 1970, khi Phan Nhân được cử đi tu nghiệp âm nhạc ở Hungari về, thì lúc này Hà Nội đang chuẩn bị kháng chiến chống Mỹ, ông tiếp tục hăng hái tham gia.

Tình hình lúc ấy rất cấp bách, nhiều khi phải đi sơ tán để tránh thiệt hại, nhưng ông được ở lại nhận nhiệm vụ đảm bảo cho những chương trình âm nhạc trên làn sóng của đài phát thanh được hoạt động bình thường. Ông trầm ngâm: "Có lẽ đây là một điều may mắn đối với tôi. Bởi khi được chưng kiến cảnh Hà Nội chống trả với bom đạn Mỹ, tôi thấy yêu Hà Nội hơn với một tình yêu da diết mà cho đến bây giờ tôi vẫn không sao diễn tả được...?

Và có lẽ chính vì tình yêu ấy mà ông đã viết nên bài ca "Hà Nội niềm tin và hy vọng", một ca khúc đã làm rung động con tim của biết bao thế hệ. Trong trận "Ðiện Biên Phủ trên không", 12 ngày đêm Hà Nội chống trả với bom đạn Mỹ, hầu hết mọi người trong Ðài đều xuống hầm trú ẩn, nhưng riêng Phan Nhân thì lại chạy lên sân thượng với mong muốn được nhìn cho rõ khung cảnh Hà Nội lúc bấy giờ. Dưới làn bom đạn có thể bất cứ một viên đạn lạc nào trúng ông, nhưng Phan Nhân dường như quên đi sự nguy hiểm đó, ông đứng lặng người đi, nghĩ về Hà Nội chiều nay vẫn bình yên, mặt nước hồ Gươm vẫn còn lung linh, yên ả mà giờ đây đã đỏ trời đạn bom. B52 điên cuồng đánh phá Hà Nội thực sự là cơn hấp hối giãy giụa của kẻ chiến bại, ông đã tự nghĩ như vậy và có một niềm tin, hy vọng vào ngày chiến thắng.

Cái cảm xúc ấy đã được ông đưa vào bài hát của mình. Khi bài hát "Hà Nội niềm tin và hy vọng" được công bố, ngay lập tức đón nhận được sự hưởng ứng của thính giả. Mọi người khi nghe bài hát này ai cũng xúc động bởi nó quá sống động, quá chân thực, họ như thấy được toàn bộ hình ảnh một Hà Nội anh dũng, hào hùng chống trả quyết liệt với giặc Mỹ, với một niềm tin tất thắng, từ niềm tin mãnh liệt đó quân và dân Hà Nội đã thực sự "Dệt nên tiếng ca át tiếng bom rền". Bài này đã đạt được giải A trong những bài hát sáng tác về Hà Nội.

Ngoài những ca khúc trên, nhạc sĩ Phan Nhân còn sáng tác rất nhiều những ca khúc dành cho thiếu nhi: Chú ếch con, Hàng cây ơn Bác, Vườn cây của Ba (phổ thơ Nguyễn Duy)... được nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam yêu thích. Năm 1969 hưởng ứng cuộc vận động sáng tác bài hát cho các em thiếu nhi, ông đã giành được giải thưởng cao với bốn ca khúc: Em là bông lúa Ðiện Biên, Chú ếch con, Em là con gái má Út Tịch, Chú cừu Mộc Châu. Theo ông, sáng tác nhạc thiếu nhi rất khó bởi tác giả phải biết hóa thân và tinh chế cho phù hợp với tâm hồn trẻ thơ, biến lý trí khô khan thành tình cảm thì các em mới cảm thụ được.

Có thể nói, niềm hạnh phúc lớn nhất đối với nhạc sĩ Phan Nhân là có được một người bạn đời - NSUT Phi Ðiểu, một giọng nữ Nam bộ ta thường được nghe thấy trong mục "Ðọc truyện đêm khuya" của Ðài tiếng nói Việt Nam, và Ðài tiếng nói nhân dân TPHCM, một giọng đọc đã từng làm say mê biết bao người hâm mộ. Bà là người phụ nữ biết hy sinh, biết tạo điều kiện thuận lợi cho Phan Nhân sáng tác, bởi bà hiểu biết và cảm thông đối với sự nghiệp sáng tác của ông. Hơn nữa đối với nhạc sĩ Phan Nhân, NSUT Phi Ðiểu còn là một người đồng chí, một đồng tác giả không cần đứng tên trong những tác phẩm của mình.

Nhạc sĩ Phan Nhân tâm sự: "Tôi vẫn luôn cố gắng hết mình trong công việc, đó là điều chứng tỏ mình vẫn còn có ích cho cuộc đời. Chứ là nhạc sĩ mà không còn sáng tác được thì buồn lắm. Một nhà thơ người Nga đã từng nói "đừng chết trước lúc lìa đời", tôi không muốn mình sẽ rơi vào hoàn cảnh ấy". Chính vì vậy mà mỗi tác phẩm của ông khi ra đời là cả một quá trình tìm tòi, chọn lựa, chắt lọc kỹ càng, bởi ông không muốn phụ lòng khán giả, và muốn cống hiến cho đời những tác phẩm có giá trị.

(SGGP/Công an nhân dân)

Nhạc sĩ TRƯƠNG QUANG LỤC

Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm 1933, quê tại xã Tịnh Khê (Sơn Mỹ), huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quãng Ngãi. Là hội viên hội Nhạc sĩ VN, đồng thời là hội viên hội Nhà báo VN. Trong kháng chiến chống Pháp, Trương Quang lục đã có một số bài hát được phổ biến như: Chuyến tàu trăng, Bảo vệ hòa bình, Đố cờ, Hoa bên suối. Sau hòa bình, ông chuyển ra miền Bắc vừa làm kỹ sư hóa chất ở nhà máy Super - Phosphate Lâm Thao, ông vừa sáng tác ca khúc và nhiều tác phẩm ra đời ở đó.Trong thời kỳ này, ông đã có những ca khúc được công chúng yêu thích với: Cô gái Lâm Thao, Tiếng hát bên rừng, Vàm Cỏ Đông, Hoa sen Tháp Mười, Quảng Ngãi đất mẹ kiên cường... cũng như một số bài hát thiếu nhi: Xỉa cá mè, Em yêu đàn gà xinh, Trái đất này là của chúng em (thơ Định Hải), Tuổi mười lăm, Màu mực tím... Trương Quang Lục cũng tham gia viết nhiều nhạc phim, nhạc sân khấu, múa rối, một số bài nghiên cứu dân ca, một số bài giới thiệu những ca khúc nổi tiếng của nhiều tác giả trên báo Sài gòn giải phóng Chủ nhật.

Tác phẩm đã xuất bản: Tuyển tập nhạc Trương Quang Lục (hội Văn nghệ Vĩnh Phú), Tuyển chọn ca khúc kèm băng cassette của Trương Quang Lục (NXB DIHAVINA và hội Nhạc sĩ VN, 1995).

Các tác phẩm tiêu biểu: Vàm Cỏ Đông, Trái đất này là của chúng em, Tuổi mười lăm, Màu mực tím, Hoa sen Tháp Mười .

Hoàn cảnh sáng tác bài hát Vàm Cỏ Đông:

Một đêm khuya mùa hè năm 1966, vào thời kỳ không quân Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc, từ Nhà máy Xupephotphat Lâm Thao- nơi đang công tác- trở về nơi ở, ông chợt nghe trong buổi Tiếng thơ của Ðài tiếng nói VN giọng của ai đó đang ngâm bài thơ Vàm Cỏ Ðông của nhà thơ Hoài Vũ từ miền Nam gửi ra, lời thơ và giọng ngâm thật tha thiết. Ông xúc động, miên man suy nghĩ. Lên giường nằm, trước khi ngủ ông giở tờ báo Văn Nghệ vừa mới nhận được lúc chiều, lại chợt thấy đăng bài thơ Vàm Cỏ Ðông. Thế là ông ngồi bật dậy, đọc tới đọc lui bài thơ nhiều lần, chọn những đoạn thích hợp nhất và phổ nhạc. Chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ, ca khúc Vàm Cỏ Ðông đã hoàn thành.

(Theo Netcodo)

VÀM CỎ ĐÔNG

Nhạc : Trương Quang Lục

Thơ: Hoài Vũ

Ở tận sông Hồng em có biết. Quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi, với lòng tha thiết. Vàm Cỏ Ðông, ơi Vàm Cỏ Ðông.

Ơ ơi Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông. Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng, đuổi pháp đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng. Giặc đi đời giặc, sông càng xanh trong. Giặc đi đời giặc, sông càng xanh trong.

Ơ ơi Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông. Có anh du kích dũng cảm kiên cường, lẫn ánh trăng mờ băng lửa đạn qua sông, Diệt tan tàu giặc, giữ gìn quê hương. Diệt tan tan tàu giặc giữ gìn quên hương.

Vàm Cỏ Ðông đây, Vàm cỏ đông đây. Ta quyết giữ từng chiếc xuồng tấm lưới cây dầm. Từng con người làm nên lịch sử và dòng sông trong mát quanh năm.

Vàm Cỏ Ðông đây, Vàm Cỏ Ðông đây. Ta quyết giữ từng mái nhà nép dưới rặng dừa. Từng thuở ruộng người đen màu mỡ tình hò hẹn sớm trưa.

Ở tận sông Hồng em có biết, quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi với lòng tha thiết. Vàm Cỏ Ðông, ơi Vàm Cỏ Ðông. Vàm Cỏ Ðông, ơi Vàm Cỏ Ðông.