Trống đất

Trang: Âm nhạc

Tìm Trống đất trong phường bát âm xưa

TTO - Chuyện xuất phát từ sự thắc mắc của cụ Lê Văn Kinh - một nghệ nhân dân gian ngành thêu tiếng tăm xứ Huế về công cụ phát ra thổ âm trong phường bát âm xưa.Trong một lần ông bạn vong niên người xứ Truồi lên trao đổi sách Hán văn, cụ Kinh đem thắc mắc của mình ra trò chuyện. Như nghe "trúng tim đen", ông bạn già bất ngờ vỗ táy đánh đốp: "Đây là cái của mình rồi, cái của người xưa để lại!" - ông nói đầy vẻ tự hào về cái mọi người không biết mà ông lại biết rất rõ… Ông tên là Phạm Tiến Sỹ, 82 tuổi, người làng Miêu Nha, xã Lộc Điền, huyện Phú lộc, Thừa Thiên - Huế.

Ông Phạm Tiến Sỹ bắt đầu nói về trống đất bằng một câu chuyện cách đây gần bảy mươi năm trước. Hồi đó, ông còn trong số lũ trẻ con "để chỏm" theo học Hán tự một ông thầy đồ trong làng. "Chúng tôi buộc học thuộc lòng Tam tự kinh từng ba tiếng một. Ngang phần bát âm, sách có đoạn: "Bào thổ cách - mộc thạch chum - dữ ty trúc".

Ông thầy tui diễn giải: bào là tiếng đàn bầu, thổ là tiếng trống đất, cách là tiếng trống da; mộc - tiếng mõ, thạch - tiếng khánh đá, chum - tiếng chuông; ty - tiếng đờn nhị, trúc là tiếng sáo (chữ "dữ" là kết từ có nghĩa là "cùng với" - PV).

Nhưng thầy lại bảo, trống làm bằng đất thì làm sao mà đánh? Nếu làm bằng đất nung thì đánh sẽ vỡ, mà để nguyên đất thường thì không thể phát tiếng kêu. Thế là ông bắt tụi tui đứa đi lấy mo cau, đứa đi lấy mây, tre, đứa thì đào lỗ thực hành cái trống đất theo ý ông. Từ đó lũ trẻ tụi tui thường tụ tập nhau lại mỗi đứa làm một cái trống đất mà đánh, vang dậy cả khu đồi…".

Ông tiếp tục nói một cách khảng khái: "Âm thanh đó đích thị là thổ âm trong các phường bát âm ngày xưa!".

Vật liệu và cách làm trống được ông cụ tả rất đơn giản. Phần quan trọng nhất là tìm cho được cái mo cau đực, lớn, dày cứng còn tươi, rửa và ép phẳng trong nhiều ngày. Ngoài ra còn có sợi dây mây, hai cọc tre nhỏ có "chặng ba" và thanh chống, cũng bằng thanh tre nhỏ. Khi thực hiện trước hết phải chọn chỗ đất cứng và bằng phẳng, không ứ nước. Khoanh một vòng tròn và đào lỗ - cái mà ông gọi là "hộp cộng hưởng".

Đường kính hộp cộng hưởng phụ thuộc vào độ lớn của mo cau. Loại bình thường rộng chừng 30 và sâu chừng 2/3 đường kính trống. Lấy sợi dây mây chẻ đôi, vót nhẵn buộc vào hai đầu cọc tre. Chiều dài dây mây gấp khoảng bốn lần mặt trống. Sau khi áng chừng độ cao của thanh chống, đóng hai cọc tre xuống đất sao cho cân đối và dây mây đi ngang qua tâm trống vừa đủ căng. Thanh chống này dài tương đương độ sâu hộp cộng hưởng. Lót mo cau phủ hết thân hộp, chống thanh chống đúng vào giữa tâm mo và dây mây cho thật căng. Việc còn lại là dùng dùi gỗ đánh trên dây mây đoạn hai bên thanh chống.

Dẫn ra sân, ông trình diễn cho chúng tôi xem tận mắt quy trình làm. "Tiếc là các chú không nói sớm để tui chuẩn bị cái mo cau đực thiệt lớn. Chừ chỉ có trống nhỏ thôi.". Soạn tất cả vật liệu ra, ông đào một hộp cộng hưởng theo hình lát cắt của một ống tròn đường kính 15 cm, sâu 11 cm. Ông vấn mây và buộc hai đầu vào hai cọc tre theo quy trình. Chiều dài đoạn mây chừng 70cm, được ông áng chừng độ căng khi nhìn thanh chống và đóng cọc. Sau đó ông lót mo cau phủ hết lên thân trống, căng dây mây bằng thanh chống.

Tiếng trống được đánh lên, âm lượng phát ra nghe vừa tai - "do đất mềm và trống nhỏ - ông diễn giải" - nhưng âm thanh mang sắc thái trầm vang, có âm hưởng như điều gì giục giã trong lòng mọi người. "Nếu làm trống lớn thì âm vang xa lắm, có khi từ đầu đến cuối làng đều nghe. Nghe kể ngày xưa thời cụ tổ tui, dùng trống này để mà thu quân trong các chiến trận...".

Chúng tôi thử thực hiện lại quy trình làm trống, thấy rằng tiếng trống phụ thuộc vào sự điều chỉnh khi căng dây. Độ căng bên dài, bên ngắn sẽ tạo ra hai tiếng khác nhau. Nếu đánh vào từng đoạn mỗi bên nghe được một quãng âm tương đối ngắn.

Ông cho biết thêm: hoàn toàn có thể làm cùng lúc nhiều trống to nhỏ khác nhau để tạo ra nhiều âm lượng mang sắc thái âm khác nhau và chơi đồng thời sẽ có một hợp âm rất phong phú. "Đội nhạc các phường bát âm từ trong dân gian rất lâu đời đã dùng loại trống như thế này" - ông khẳng định thêm lần nữa.

HOÀNG THÁI LỘC

Bát Âm: 8 thứ tiếng nhạc khí đời cổ dùng trong việc tế lễ

1. Bào: Tức là tiếng kèn. Gồm có cái vu và cái sinh hoàng. Vu có 36 ống tre, dài 4 thước 2 tấc ta. Các ống sắp so le như hình chim phượng. ống sinh hoàng làm bằng qu bầu, trên có 13 cái hoàng (còi).

2. Thổ: Đất. Nhạc khí làm bằng đất, gồm có chậu sành và trống đất. Muốn làm trống đất, người ta đào lỗ xuống đất sâu khong 20 phân Tây, trên mặt lỗ để mnh gỗ. Lấy một cái cọc tre chống lên mng gỗ đó. Trên đỉnh cọc tre có buộc dây thừng. Hai đầu dây thừng căng ra buộc vào hai cái cọc tre khác cắm xuống đất hai bên. Khi đánh thì dùng dùi gỗ đánh vào hai đoạn dây thừng này. Ngày xưa hay dùng trống đất để hát trống quân ở làng quê. Còn phần thổ trong ban nhạc bát âm là cái tiu, giống như cái mõ nhỏ bằng đất nung.

3. Cách: Da. Tiếng trống da.

4. Mộc: Gỗ. Gồm có mõ và sênh.

5. Thạch: Đá. Tức là khánh đá.

6. Kim: Kim loại: Chuông, chiêng, nạo bạt, thanh la.

7. Ty: T. Tức là các loại nhạc khí có giây: Đàn cầm, đàn nguyệt, tỳ bà, hồ và nhị.

8. Trúc: ống trúc. Gồm có sáo (thổi ngang) và tiêu (thổi dọc)

Dàn bát âm thời cuối Nguyễn triều gồm có một đàn tam huyền, một đàn nhị, một tỳ bà, một đàn nguyệt, hai cây qun, một sinh tiền, một phách đn, một tam âm thanh la, và một trống bn một mặt.

Tư liệu do nghệ nhân Trịnh Bách cung cấp