GIÁO DỤC

Khen thưởng con CBCC Sở GDĐT có thành tích Xuất sắc năm học 2010-2011

Reward Good Students Slideshow: Quang’s trip from Cao Lahn, Vietnam to Tỉnh An Giang (near Chau Doc) was created by TripAdvisor.

See another Chau Doc slideshow. Take your travel photos and make a slideshow for free.

Lớp tập huấn luyện viết chữ đẹp cho cán bộ, giáo viên

Từ ngày 4 đến ngày 15 tháng 7 năm 2011, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang mời giảng viên Ban chữ Việt 31 tập huấn luyện viết chữ đẹp cho cán bộ, giáo viên cốt cán của 11 huyện, thị, thành phố.

Toàn tỉnh có 22 lớp với 990 giáo viên tham gia. Có 45 giáo viên / lớp. Mỗi huyện, thị, thành phố được mở 2 lớp, riêng Châu Đốc chỉ mở 1 lớp và Chợ Mới mở 3 lớp.

Theo kế hoạch, mỗi lớp được tập huấn trong 2 ngày.

Nội dung tập huấn bao gồm 4 phần:

- Phần 1: Vai trò, nguồn gốc, thực trạng chữ viết

- Phần 2: Kỹ năng viết chữ trên giấy

- Phần 3: Kỹ năng viết chữ trên bảng

- Phần 4: Nguyên tắc, phương pháp và những kinh nghiệm dạy luyện viết

Mỗi giáo viên được trang bị:

- 1 bút luyện viết chữ đẹp

- 2 vở ô li luyện viết chữ nghiêng và chữ đứng theo mẫu

- 1 vở 4 ô li

- 1 tài liệu bồi dưỡng luyện viết chữ đẹp.

Tất cả giáo viên tham gia đều được khảo sát chữ viết trên giấy. Cuối đợt tập huấn, giáo viên sẽ thực hành một bài kiểm tra viết trên giấy để được cấp chứng nhận khóa học.

Tài liệu trình chiếu luyện chữ viết: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4, Các bài khác

Sơ đồ tư duy - Con đường đến với "Học cách học"

Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này.

Bản đồ tư duy là gì?

Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn.

Lich sử cuả Phương Pháp ?

Được phát triển vào cuối thập niên 60 (cuả thế kỉ 20) bởi Tony Buzan (http://www.mind-map.com/ ) như là một cách để giúp học sinh “ghi lại baì giảng” mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Các ghi chép này sẽ nhanh hơn và dễ nhớ và dễ ôn tập hơn .

Giưã thập niên 70 Peter Russell ( http://www.peterussell.com/pete.html ) đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục .

Bản đồ tư duy giúp gì cho bạn?

Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn:

1. Sáng tạo hơn

2. Tiết kiệm thời gian

3. Ghi nhớ tốt hơn

4. Nhìn thấy bức tranh tổng thể

5. Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn

Cách vẽ sơ đồ tư duy ?

Nhiều cách đây là 1 ví dụ:

1. Viết hay vẽ đề tài cuả đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ 1 vòng bao bọc nó -Sử dụng màu. Nêú viết chữ thì hãy cô dọng nó thành 1 từ khoá chính (danh từ kép chẳng hạn)

2. Cho mỗi ý quan trọng vẽ 1 “đường” phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm.

3. Từ mỗi ý quan trọng trên lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho nó.

4. Từ các ý phụ này lại mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý

5. Tiêp tục phân nhánh như thế cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất .

Lưu ý: Khi tiến hành một sơ đồ ý nên sử dụng nhiều màu sắc

• Xử dụng hình ảnh minh hoạ nếu co thể thay cho chư viết cho mỗi ý

• Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khoá ngắn gọn

• Tâm ý nên được để tự do tối đa. Bạn có thể nảy sinh ý tuởng nhanh hơn là khi viết ra.

Tác dụng của Sơ đồ tư duy trong cuộc sống ?

• Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện…) — Dùng cách này sẽ có nhiều điểm mạnh so với các phương pháp khác như là:

1. Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình bất chấp thứ tự cuả sự trình bày.

2. Nó khuyến khích làm giảm sự mô tả cuả mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành 1 từ (hay từ kép).

3. Toàn bộ ý cuả giản đồ có thể “nhìn thấy” và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh -Loại trí nhớ gần như tuyệt hảo.

• Sáng Tạo các bài viết và các bài tường thuật:

Với Mind map người ta có thể tìm ra gần như vô hạn số lượng các ý tưởng và cùng một lúc sắp xếp lại các ý đó bên cạnh những ý có liên hệ. Điều này biến phương pháp trở thành công cụ mạnh để soạn các baì viết và tường thuật, khi mà nhừng ý iến cần phải được ghi nhanh xuống. Sau dó tùy theo các từ khoá (ý chính) thi các câu hay đoạn văn sẽ được triển khai rộng ra.

• Phương tiện dể dàng cho học vấn hay tìm hiểu sự kiện

Một ví dụ điển hình là việc đọc sách nghiên cứu khoa hoc, thay vì chỉ đơn thuần đọc, dùng mind map trong khi đọc mỗi lần bạn “tóm” được vài ý hay hoặc quan trọng thì chỉ thêm chúng vào đúng vị trí trong cái sơ đồ.

Sau khi đọc xong cuốn sách thì bạn cũng có 1 trang giấy tổng kết tất cả những điểm hay và mấu chốt cuả cuốc sách đó. Bạn cũng có thể thêm thắt vào nhiều ý tưởng bạn nghĩ ra trong lúc đọc. Điều này sẽ làm tăng chất lượng hấp thụ kiến thức từ cuốn sách.

Nêú bạn muốc nắm thật tường tận các đữ liệu đọc được thì chỉ việc tiến hành vẽ lại cái giản đồ ý này bằng trí nhớ vài lần.

• Tiện lợi cho nhóm nghiên cứu

Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên 1 sơ đồ ý bởi các bước sau:

1. Mỗi cá nhân vẽ các mind map về những gì đã biết được về đối tượng

2. Kết hợp với các cá nhân để thành lập mind map chung về các yếu tố đã biết

3. Quyết định xem nên học những gì dựa vào cái giản đồ này cuả nhóm

4. Mồi người tự nghiên cứu thêm về đề tài, Tùy theo yêu cầu mà tất cả chú tâm vào cùng 1 lãnh vực dể đào sâu thêm hay chia ra mỗi người 1 lãnh vực để đẩy nhanh hơn quá trình. Mỗi người tự hoàn tất trở lại mind map cuả mình.

5. Kết hợ lần nưã để tạo thành giản đồ ý cuả cả nhóm.

• Dùng trong Diễn Thuyết:

Dùng 1 sơ đồ ý bao gồm toàn bộ cac ghi chép sẽ có nhiều tiện lợi so với các kiểu ghi chép khác là vì:

1. Súc tích: chỉ cần 1 trang giấy duy nhất

2. Không phải “đọc theo” — Mỗi ý kiến đã dược thu gọn trong 1 từ; bạn sẽ không

phải đọc theo những gì đã soạn thành baì văn.

3. Linh Hoạt: Nếu như có người đặt câu hỏi bạn có thể tìm ngay ra vị trí liên hệ cuả câu hỏi với sơ đồ ý. Như vậy bạn sẽ không bị lạc khi tìm cho ra chỗ mà câu trả lời cần đến. (ST)

Mẹo để vẽ Sơ Đồ Tư Duy dễ nhớ hơn

Nhưng mọi thứ đều sẽ tốt hơn khi có thêm… một chút “mẹo”. Dưới đây là các mẹo để vẽ Sơ Đồ Tư Duy dễ nhớ hơn:

Mẹo vẽ

- Vẽ nhánh trong Sơ Đồ Tư Duy. - Bạn không cần phải vẽ nhánh quá to,nhưng nhánh nên có sự uốn lượn và thon, có thê ôm vòng lấy từ khóa.

- Những từ khóa dù là tiêu đề chính hay phụ thì bạn hãy cố gắng viết hoa trong mọi trường hợp. Khi viết hoa, các từ khóa sẽ trở nên dễ nhìn, dễ đọc hơn, không bị “chìm” đi và khi bạn liên tưởng trở lại thì chắc chắn lúc nào một từ khóa viết bằng chữ hoa sẽ hiện lên rõ ràng hơn một từ khóa viết bằng chữ thường hay viết hoa chữ cái đầu.

- Nếu trong bài học mà bạn muốn tóm tắt có ít các nhánh thì bạn phải vẽ dàn trải các nhánh ấy tỏa khắp bốn góc của tờ giấy. Ngoài mục đích là không làm trống tờ giấy, đó là cách phóng đại hình ảnh tốt nhất, Sơ Đồ Tư Duy hiện lên trong trí óc bạn thêm rõ ràng, “gần” và dĩ nhiên, điều này giúp bạn nắm bắt lại ngay các ý chính trong Sơ Đồ Tư Duy.

- Các nhánh chính, nếu là hính thon dài bạn nên tô màu vào chứ đừng để trắng. Tô màu nhằm phân biệt các ý (tô vừa phải kẻo tốn mực bạn à), tùy theo ý nghĩa của từ khóa mà ta chọn màu phù hợp với từng nhánh.

* Chẳng hạn: Khi mình viết một từ khóa là “Thiên nhiên”, mình dùng màu xanh lá cây để biểu thị cho màu lá cây xanh mát, nhắc mình nghĩ đến từ khóa đó ngay.

- Màu sắc của các nhánh sát nhau nên có sự tương phản, bạn đã biết là cách để dễ nhớ nhất đó là tạo sự ấn tượng, sự hài hước,… và có cả màu sắc nữa. Nếu bạn dùng nhiều màu sắc tương phản với nhau, màu sắc này sẽ gợi hình ảnh của màu sắc kia và ngược lại.

Mẹo ôn luyện Sơ Đồ Tư Duy trong học tập:

Nếu bạn vẽ Sơ Đồ Tư Duy xong, ngay lúc đó bạn sẽ nhớ rất rõ Sơ Đồ Tư Duy của mình, đến từng chi tiết, sau đó bạn không ôn lại thì cũng sẽ như là… không vẽ!!!

Hãy sử dụng mô hình trí nhớ vào trong việc ôn tập Sơ Đồ Tư Duy, có bốn mốc thời gian mà chúng ta cần ôn, đó là : 10 phút sau khi vẽ, 1 ngày sau khi vẽ, 1 tuần sau khi vẽ và 1 tháng sau khi vẽ. Nếu bạn muốn thêm “chắc”, bạn có thể ôn lại Sơ Đồ Tư Duy 1 tiếng sau khi vẽ. Như vậy chúng ta sẽ ôn năm lần sau khi vẽ một Sơ Đồ Tư Duy. Nhưng rất khó để xác định được chính xác giờ ôn lại của từng Sơ Đồ Tư Duy bởi vì nếu bạn vẽ nhiều bạn sẽ quên mất giờ ôn của Sơ Đồ Tư Duy đó!! Mình đã khắc phục điều này bằng một mẹo nhỏ: Sau khi vẽ xong Sơ Đồ Tư Duy nào, ngay lập tức ghi các thời điểm ôn lại vào góc nhỏ phía trên Sơ Đồ Tư Duy. Mỗi khi bạn nhìn thấy những dòng đó, bạn biết đã đến lúc phải ôn lại Sơ Đồ Tư Duy này.

Nếu bạn quá bận bịu với cả chục Sơ Đồ Tư Duy thì sao ? Cách này lại không khả thi bởi vì bạn sẽ không thể lật hết các trang Sơ Đồ Tư Duy để… tìm giờ ôn lại được! Vậy thì ngoài ghi các thời điểm đó lại Sơ Đồ Tư Duy, bạn hãy ghi các thời điểm đó vào cuốn sổ kế hoạch ngày, kế hoạch tuần, kế hoạch tháng của mình, đây là cách dễ nhất , hằng ngày khi bạn lật sổ để xem xét và thiết lập thời gian. Đập vào mắt bạn ngay chính là những thời điểm ôn lại.

Câu hỏi đặt ra tiếp theo là ôn lại như thế nào?

Nhiều bạn ôn lại Sơ Đồ Tư Duy bằng cách… ngắm!~ ~. Bạn sẽ thuộc được khoảng 2/3 Sơ Đồ Tư Duy. Mất 1/3 thông tin

Ôn lại Sơ Đồ Tư Duy không phải là chỉ nhìn lại các nhánh, mà là … vẽ nhanh lại các nhánh.

Hãy sử dụng một tờ giấy tương đương với tờ giấy Sơ Đồ Tư Duy của bạn, sử dụng bút một màu cũng được. Nhìn qua Sơ Đồ Tư Duy tư duy, không đọc nội dung mà ước chừng thời gian để bạn có thể ghi lại hết các nét và từ khóa. Sau đó bạn hãy canh đồng hồ báo thức đúng một thời lượng đó và bắt đầu, nào, chúng ta cũng vẽ Sơ Đồ Tư Duy.

Khi chuông báo là hết giờ, bạn hãy dừng ngay lại và bắt đầu đối chiếu với Sơ Đồ Tư Duy cũ. Có thể bạn sẽ thiếu sót một vài từ khóa, một vài nhánh. Nhưng không sao, hãy nhìn kĩ những từ khóa đó và tự chắc chắn rằng trong lần ôn tiếp theo bạn sẽ không quên nữa.

Thế là xong, hi vọng những mẹo nhỏ sẽ giúp được một chút gì đó cho các bạn trong việc vẽ Sơ Đồ Tư Duy.

Chúc mọi người đều vẽ đẹp và… nhớ tốt