KHỞI NGHIỆP

Một Salon Tóc (Hair Salon hay Thẩm mỹ viện Tóc) được vận hành tốt có thể là một hoạt động kinh doanh có lãi mà không phải phụ thuộc vào tình hình kinh tế chung.

Người ta luôn sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ không thể thực hiện được tại nhà, và dịch vụ làm tóc luôn đứng đầu trong danh sách đó.

Việc quản lý một salon tóc và việc là nhà tạo mẫu tóc là hai việc khá khác nhau.

Bạn sẽ cần phải tổ chức doanh nghiệp của bạn, thuê nhân viên, thu hút khách hàng và đảm bảo rằng khách hàng luôn hài lòng. Hãy đọc để hiểu tường tận cách mở một salon tóc của riêng bạn.

Bước 1: Khởi sự kinh doanh

  • Hãy quyết định là bạn nên khởi sự kinh doanh từ con số không hay điều hành công việc đã có sẵn.
  • Mở một salon tóc hoàn toàn mới là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn được thử thách, nhưng nếu muốn giảm bớt rủi ro, bạn cũng có thể mua lại một chỗ đã có sẵn. Dưới đây là bản tóm tắt các tùy chọn:
  1. Khởi sự kinh doanh mới hoàn toàn: Bạn sẽ cần tìm địa điểm, đặt thương hiệu, thu hút khách hàng, và điều hành hoạt động kinh doanh khi chưa có nguồn khách hàng và thương hiệu ổn định.
  2. Mở một salon nhượng quyền: Chọn một chuỗi salon đã có thương hiệu và mở một địa điểm mới. Bạn sẽ phải tuân thủ các chính sách của công ty nhượng quyền, và sẽ có ít quyền tự chủ trong các quyết định kinh doanh hơn, nhưng bạn sẽ được lợi từ việc sử dụng danh tiếng mà khách hàng đã biết đến.
  3. Mua lại một salon đã có sẵn: Nếu biết có salon nào đang rao bán, bạn có thể mua lại và tiếp quản kinh doanh. Bạn sẽ không phải tìm địa điểm hay mua trang thiết bị nữa. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao người chủ lại muốn bán để đảm bảo đây là một thỏa thuận có lợi cho bạn.
  4. Điều hành một salon cho thuê mặt bằng: Một lựa chọn phổ biến gần đây là mở một salon và cho các nhà tạo mẫu tóc thuê lại những góc khác nhau trong đó, và họ có trách nhiệm tự mua sắm trang thiết bị và tìm kiếm khách hàng.

Bước 2: Tìm hiểu về sự cạnh tranh

Chọn một nhóm các salon đã thành công và có cùng nhóm khách hàng mục tiêu với bạn, sau đó tìm hiểu xem điều gì giúp họ thành công hay họ đang còn thiếu điều gì.

  • Thử đóng vai một khách hàng tới các salon này để cảm nhận xem khách hàng của bạn sẽ mong đợi điều gì, và bạn sẽ cung cấp dịch vụ như thế nào.
  • Sau đó bạn có thể áp dụng những giải pháp này cho công việc kinh doanh của bạn một cách thuần thục.
  • Loại bỏ những gì không hiệu quả, và áp dụng những gì hiệu quả với bạn.

Bước 3: Quan tâm đến tính hợp pháp của doanh nghiệp

Cần quan tâm đến tính hợp pháp của doanh nghiệp.

  • Tùy vào mỗi chính quyền sẽ có những yêu cầu hơi khác nhau cho việc đăng ký doanh nghiệp nhỏ.
  • Hãy đến tòa án địa phương và trang web của Cục Quản lý Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (Small Business Administration), hoặc cũng có thể liên hệ Ủy ban Nhân dân và Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương của bạn để tìm hiểu tất cả những gì bạn cần phải làm để có thể điều hành salon của bạn một cách hợp pháp.
  • Sau đây là một số việc bạn phải thực hiện theo đúng quy định:
  • Đăng ký giấy phép kinh doanh. Để bắt đầu kinh doanh một cách hợp pháp, bạn sẽ phải xin giấy phép ở nơi bạn sống. Hãy tới tòa án địa phương và trang web của Cục Quản lý Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (Small Business Administration), hoặc cũng có thể liên hệ Ủy Ban Nhân dân và Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương của bạn để tìm hiểu làm thế nào để xin giấy phép kinh doanh và xin ở đâu. Bạn sẽ phải điền các giấy tờ cần thiết và nộp cùng với lệ phí để có được giấy phép.

Bước 4: Xin cấp mã số thuế doanh nghiệp

Xin cấp Mã số Thuế Doanh nghiệp (hay Mã số Thuế Địa Phương).

  • Đây là bước bắt buộc khi bạn bắt đầu kinh doanh nhỏ. Mã số Thuế Doanh nghiệp của bạn sẽ là mã số bạn sử dụng để nộp thuế kinh doanh.
  • Hãy truy cập trang web của cục thuế địa phương để biết thông tin về cách xin cấp mã số thuế.

Lập một kế hoạch kinh doanh.

  • Đây là bản kế hoạch chi tiết hóa tất cả các vấn đề liên quan tới chiến lược kinh doanh của bạn, chi phí gồm những gì, và sự cạnh tranh sẽ như thế nào. Có thể bạn sẽ cần đến nó khi xin vốn vay hoặc giấy phép.

Tìm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh,

  • Bằng cách vay vốn hoặc từ tiền có sẵn.
  • Cần tiến hành nghiên cứu để tính toán số tiền cần có để bắt đầu kinh doanh, và duy trì hoạt động, các yếu tố như tiền thuê mặt bằng, lương, chi phí thiết bị và sản phẩm.

Bước 5: Thuê địa điểm (hoặc mua hoặc tận dụng nhà của mình)

Thuê địa điểm.

  • Một salon tóc nên nằm ở một địa điểm thuận tiện, náo nhiệt với các cửa hàng khác gần bên phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của bạn (ví dụ như cửa hàng thời trang, các tiệm ăn trưa và những nơi thu hút đối tượng khách hàng tương tự).
  • Hãy tìm vị trí có nơi đỗ xe tiện lợi và mặt tiền đẹp mắt.
  • Đảm bảo nơi này có đầy đủ hệ thống đi dây cho chậu gội và các trang thiết bị khác, vì có thể bạn phải chi thêm tiền để cải tạo lại.
  • Nói chuyện với các chủ tiệm kinh doanh khác trong khu vực về những khó khăn ở đây mà họ gặp phải, và cân nhắc được mất trước khi thuê địa điểm.

Bước 6: Mua sắm thiết bị

Mua thiết bị. Bạn có thể mua thiết bị mới hoàn toàn hoặc lùng mua thiết bị đã qua sử dụng của một salon khác. Cần chắc chắn là mọi thứ vẫn hoạt động tốt và nhìn giống như thứ bạn muốn. Hãy lập danh sách những thứ bạn cần và tính toán chi phí cần phải có.

Tính toán xem bạn muốn có bao nhiêu vị trí bên trong salon. Bạn sẽ cần bao nhiêu chậu gội? Bao nhiêu ghế và bao nhiêu bàn trang điểm?

Các dụng cụ sử dụng phải là hàng xịn. Nếu bạn mua hàng đã sử dụng, cần bảo đảm là chúng vẫn hoạt động tốt và cho phép bạn tạo ra những kiểu đầu mốt nhất.

Quyết định nên dùng sản phẩm nào. Sử dụng loại có thương hiệu có thể giúp bạn thu hút khách hàng, tuy nhiên các sản phẩm hàng đầu có thể rất đắt tiền.

Bước 7: Thiết kế không gian và thuê thợ tạo mẫu tóc

Hãy tạo ra một không gian thật thư giãn.

  • Bầu không khí tại salon tóc là cực kỳ quan trọng đối với khách hàng.
  • Đi cắt tóc là một khoản tự thưởng mà mọi người đều rất mong đợi, vì vậy đó cần là một trải nghiệm giúp khách hàng lấy lại tinh thần và thấy mình như trẻ lại.
  • Nếu không gian quán của bạn có vẻ ngoài u ám hoặc thiếu hấp dẫn, khách hàng sẽ tìm kiếm một salon khác.
  • Cần chọn lấy một tông màu chủ đạo và cách bài trí.
  • Sơn tường tươi sáng và trang trí bằng những bức tranh nghệ thuật có gu hoặc những món đồ tươi vui.
  • Cần đầu tư vào gương và đèn thắp sáng chất lượng cao để tạo ra một không gian sáng sủa và sạch sẽ.

Hãy tìm những thợ tạo mẫu tóc giàu kinh nghiệm.

  • Hãy nghĩ xem bạn cần bao nhiêu thợ, sau đó hoặc là dò hỏi xung quanh hoặc đăng quảng cáo tìm người. Hãy chắc chắn rằng những người mà bạn thuê tốt nghiệp từ các trường thẩm mỹ chuyên dạy làm đẹp và họ đã có kinh nghiệm cắt tóc. Nên tham khảo kinh nghiệm làm việc trước đây và thử việc trước khi chính thức thuê họ.

Hãy quyết định xem bạn có cần thợ tạo mẫu tóc của mình mang khách hàng riêng của họ tới cho bạn hay không.

  • Nếu có, hãy hỏi họ vài câu hỏi về những mối khách hàng quen của họ.

Nên thuê người có những kỹ năng chuyên biệt mà bạn đang tìm kiếm, ví dụ như khả năng nhuộm highlight đẹp hoặc chuyên cắt tóc cho trẻ em.

Bước 8: Hãy tạo một danh sách các dịch vụ của riêng bạn.

  • Từng salon đều có một menu dịch vụ có chút khác biệt dành cho khách hàng.
  • Hãy thiết kế menu của bạn vừa thời thượng vừa phù hợp với kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên bạn.
  • Bên cạnh những kiểu tóc cơ bản cho nam nữ và trẻ nhỏ, bạn có thể cân nhắc việc cung cấp những dịch vụ sau:
    • Nhuộm tóc
    • Uốn và duỗi tóc
    • Dịch vụ đặc biệt (dịch vụ trang điểm cô dâu, dịch vụ điều trị với công nghệ vượt trội, v.v…)
    • Xem xét bổ sung các dịch vụ spa như làm móng, chăm sóc da và da mặt, hoặc mát xa.

Bước 9: Định giá

Định giá.

  • Hãy quyết định bạn muốn tính phí như thế nào, và liệu bạn có muốn phân loại phí dịch vụ dựa trên mức độ kinh nghiệm của thợ tạo mẫu tóc hay không.
    • Ví dụ, bạn có thể cần tính phí dịch vụ cao hơn cho một mái tóc do chuyên viên tạo mẫu cắt so với một thợ cắt tóc mới vào nghề. Khi định giá, hãy xem xét những điều sau đây:
  • Chi phí thuê lao động và nguyên vật liệu. Nếu bạn muốn mang đến loại hình dịch vụ thuộc loại đỉnh cao với những sản phẩm đắt đỏ, bạn sẽ phải tính phí cao hơn là khi bạn chỉ thuê những thợ cắt tóc mới vào nghề và sản phẩm bình dân.
  • Hãy xem xét giá cả của đối thủ nữa.
    • Tìm hiểu xem những salon khác tính phí như thế nào, và cố gắng giữ mức giá của mình ở mức phải chăng nhưng vẫn phải đảm bảo cho bạn lợi nhuận.

Bước 10: Hãy chọn cách quản lý lịch hẹn.

  • Có rất nhiều phần mềm máy tính tiện dụng giúp quản lý hoạt động của salon tóc như Neohair.com, Shortcuts, Rosy, Envision và Hair Max.
  • Hầu hết đều có các chức năng tương tự như: quản lý khách hàng, nhân sự, tài chính, tồn kho và mua hàng.
    • Một ít trong số chúng, như Salongenious, có hỗ trợ nhắc nhở lịch hẹn của khách hàng bằng tin nhắn SMS hoặc lưu lại ảnh chụp các mẫu tóc của họ.

Bước 11: Vận hành Salon

Hãy quyết định giờ mở cửa và các chính sách về dịch vụ khách hàng.

  • Dịch vụ làm tóc ngày càng ít hoạt động trong khung giờ cố định của một ngày làm việc điển hình từ 9h-17h.
    • Các salon đang ngày càng trở nên linh động hơn.
    • Có nơi mở cửa vào buổi tối và có nơi làm cả cuối tuần.
    • Bạn phải nhớ rằng trong cuộc chiến để có khách hàng thường yêu cầu thời gian làm việc linh hoạt hơn, để khách hàng có thể tiếp cận salon của bạn dễ dàng hơn khi có nhu cầu.
  • Rất nhiều người muốn các salon mở cửa sau giờ làm việc hành chính bởi vì đây mới chính là thời gian của tiệc tùng và là lúc mà mọi người có nhu cầu làm đẹp nhất.
    • Hãy nghĩ xem bạn sẽ cung cấp dịch vụ chỉ khi có đặt chỗ trước với phí phụ thu, hoặc bạn có thể chia nhân viên làm việc theo ca, như vậy salon bạn có thể mở cửa đón khách vào thời gian mà bình thường là đóng cửa.

Bước 12: Đào tạo nguồn nhân lực

  • Điều cốt yếu của bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào đều nằm ở nguồn nhân lực.
    • Rất nhiều tiệm làm tóc có các sản phẩm và dịch vụ tương tự nhau, tuy nhiên chỉ một số ít salon xuất sắc và nổi bật vì không những đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà còn thực sự vượt trên cả mức mong đợi.
    • Do đó, việc đào tạo nhân viên của bạn về cung cách phục vụ khách hàng có thể giúp bạn vượt qua khỏi cuộc cạnh tranh với các đối thủ, còn nếu như bạn có thể tạo cho khách hàng cảm giác họ là người rất, rất đặc biệt và được chăm sóc chu đáo, thì họ có lẽ sẽ trở thành khách hàng thường xuyên và trung thành của bạn.
    • Trong nhiều trường hợp, việc thuê một người quản lý có kinh nghiệm có thể quản lý nhân viên và salon hàng ngày cũng là một biện pháp hữu hiệu.

Bước 13: Quảng cáo

Hãy quảng cáo tiệm của bạn.

  • Khi cơ sở vật chất của salon đã hoàn thành và sẵn sàng đi vào hoạt động thì đó cũng là lúc bạn cần bắt đầu thu hút khách hàng.
  • Hãy giới thiệu đến bạn bè, gia đình, treo băng rôn, khẩu hiệu quanh khu vực hoặc có thể cân nhắc đăng quảng cáo ở các tờ báo, tạp chí, blog địa phương.
  • Thêm vào đó, hãy xem xét các biện pháp quảng cáo một salon tóc khá hữu hiệu như sau:
  1. Quảng cáo trên Facebook và Twitter. Hãy lập một trang Facebook cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh của salon và thường xuyên cập nhập những tin tức mới nhất và chương trình khuyến mại.
  2. Ngỏ lời cung cấp dịch vụ cho một nhân vật nổi tiếng trong vùng và nhờ họ giới thiệu với mọi người.
  3. Khuyến khích khách hàng của bạn viết nhận xét trên trang lamchame, webtretho (hay thodia và những trang tương tự) bởi có rất nhiều khách hàng mới thường đọc các nhận xét trên đó trước khi quyết định hẹn làm tóc.

Bước 14: Thiết kế trang web

Hãy thiết kế một trang web thời thượng.

  • Nếu salon của bạn có một trang web bóng bẩy và hiện đại, bạn sẽ xây dựng lòng tin khách hàng nhiều hơn nữa thậm chí cả khi họ chưa từng đặt chân đến đấy.
  • Thuê một người thiết kế web để tạo một trang web thật bắt mắt, dễ xem, đồng thời giới thiệu đường dẫn của trang web đó lên trang Facebook và trong các mục quảng cáo của bạn.
    • Đừng quên kèm vào danh mục dịch vụ với thông tin về từng loại.
    • Có ảnh màu chất lượng cao.

Bước 15: Vệ sinh cửa hàng và thiết bị

Cần giữ trang thiết bị sạch sẽ và mới mẻ.

  • Hãy chắc chắn rằng cơ sở của bạn phải luôn đáp ứng các yêu cầu vệ sinh môi trường và đúng chuẩn quy định.
  • Ngoài việc sát trùng các dụng cụ sử dụng, bạn cần cho người quét sàn, lau kính và chậu rửa thường xuyên. Thi thoảng, hãy sơn sửa và làm mới đồ đạc để salon của bạn luôn giữ vẻ sang trọng, và đẳng cấp.

Bước 16: Giữ chân khách hàng

Cần tìm cách giữ chân khách hàng.

  • Việc cung cấp các sản phẩm mới nhất là một cách tuyệt vời để có được khách hàng mới, nhưng để giữ họ thường xuyên quay trở lại, bạn sẽ cần tạo kiểu tóc sao cho thật xuất sắc lần nào cũng như lần nấy.
  • Không có gì tồi tệ hơn cho salon của bạn là việc bạn cắt tóc xấu hoặc nhuộm tóc tệ hại cho khách hàng, vì thế nào họ cũng sẽ viết một bài chê bai và chia sẻ với bạn bè của họ.
  • Cần phản hồi các khiếu nại kịp thời ngay khi có phát sinh.
  • Thậm chí nếu bạn đã thực hiện một cách hoàn hảo, không phải lúc nào khách hàng cũng cảm thấy hài lòng.
    • Tốt nhất là bạn nên làm lại miễn phí cho họ hoặc hoàn lại tiền thay vì đuổi khéo họ ra cửa.

Bước 17: Điều chỉnh kinh doanh - Duy trì phát triển lợi nhuận

Hãy điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình để duy trì lợi nhuận.

  • Khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn, hãy tăng giá và thuê thợ tạo mẫu tóc tay nghề cao hơn.