Chuyện phiếm : Canh bạc

Lê Ngọc Phượng


Phàm chơi xì phé,đoán tẩy của đối phương là bước quan trọng cho thành bại của ván bài.

Ván bài quốc tế cũng vậy thôi!Các con bạc đều lo giấu kín con bài tẩy bằng bộ mặt lạnh lùng không cảm xúc.Một cử chỉ vô tình bị đối phương bắt gặp đúng lúc có thể hé mở vị thế của con bài tẩy ứng với những con bài mặt.

Xét bài mặt thì Tây Âu khó có thể gọi là "bài sáng" tuy rằng mỗi nước tố đều gắng "theo" (mua gì không biết?).Nga và Tầu thì thay nhau "hỏi tẩy" Mỹ.Mỹ có bài mặt sáng nhất,nhưng chưa một lần giám "đi tiền",mà "pha" là chủ yếu, chứ chưa nói đến "tố ngược".Anh ba (Tầu) chơi khá là sắc nét,ra dáng "nhà giầu".Những anh như Nam Phi,Asian ,đều đã bị anh "đuổi",phải cúp bài.Cuối cùng "láng" còn nhiều,có lẽ chỉ 4 anh nhà giầu:Nga ,Mỹ Tầu và Tây Âu.

Xem lại "nước đi tiền" của mấy anh láng lớn:

"Vì sao Đạt Lai Lạt Ma không dự lễ tang ông Mandela?"

Cùng là chủ nhân của giải Nobel nhưng vị lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma, không đến dự tang lễ ông Nelson Mandela. Trong quá khứ, Trung Quốc từng gây sức ép buộc Nam Phi không cấp thị thực nhập cảnh cho Đạt Lai Lạt Ma.

Đạt Lai Lạt Ma không tham dự lễ tưởng niệm cho người cùng đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình Nelson Mandela ở Nam Phi ngày 10.12 vừa qua. Phát ngôn viên Tenzin Takhla không đưa ra lý do cụ thể, chỉ nói rằng "điều đó không thể vào lúc này".

Đạt Lai Lạt Ma từng được chào đón đến Nam Phi năm 1996 và gặp gỡ với Mandela khi ông là tổng thống da đen dân cử đầu tiên của Nam Phi.

Nhưng vào năm 2009, chính phủ Nam Phi ngăn không cho Đạt Lai Lạt Ma tham dự hội nghị của những người đoạt giải Nobel Hòa bình, viện cớ sự xuất hiện của ông sẽ làm giảm sự chú ý với World Cup 2010.

Hai năm sau, Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục dự định đến Nam Phi để chúc mừng sinh nhật lần thứ 80 của Đức Tổng Giám mục Desmond Tutu (cũng đoạt giải Nobel Hòa bình) vào tháng 10.2011. Lần này ông tiếp tục bị Văn phòng Cao Ủy Nam Phi tại New Delhi gây khó dễ trong việc cấp thị thực, đến mức ông chán nán và phải hủy bỏ đơn hồ sơ của mình.

Đến tận năm ngoái, một tòa án Nam Phi thừa nhận rằng áp lực từ Trung Quốc - một đối tác thương mại quan trọng của Nam Phi, là một trong những nguyên nhân khiến nước này không cấp thị thực cho Đạt Lai Lạt Ma nhập cảnh.

Đối với chính phủ Trung Quốc, Đạt Lai Lạt Ma là một nhân vật li khai và chống chính quyền. Bắc Kinh luôn phản đối dữ dội những quốc gia tiếp đón ông.

Rõ ràng con bạc Nam Phi không chịu nổi cú tố của anh nhà giầu.

Không ngán Trung Quốc,Na Uy tiếp tục đón Đạt Lai Lạt Ma:

Ông Geir Lundestan, thư ký Ủy ban Nobel Na Uy, cho Reuters biết vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng sẽ đến Na Uy vào tháng 5, nhưng là do một nhóm Phật giáo trong nước mời đến chứ không phải Ủy ban Nobel.

“Dù không phải mục đích từ đầu nhưng chúng tôi có thể sẽ liên lạc với ông. Đạt Lai Lạt Ma thỉnh thoảng đến Na Uy, nhưng năm 2014 là kỉ niệm 25 năm ông được trao giải Nobel Hòa bình và dĩ nhiên chúng tôi mong muốn được gặp ông.

Quan hệ ngoại giao Na Uy – Trung Quốc như bị đóng băng vào năm 2010 sau khi Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng Lưu Hiểu Ba, một nhân vật từng tham gia cuộc nổi dậy năm 1989.

Kể từ đó đến nay, Trung Quốc đã hủy các cuộc họp với những quan chức Na Uy và không cấp thị thực cho nhiều quan chức, dù chính phủ Na Uy thanh minh rằng họ không gây ảnh hưởng đến các quyết định của Ủy ban Nobel.

Tiếc thay Na Uy không phải là con bạc lớn,và dù có tapi thì cũng chẳng ai sợ!

Trung Quốc tiếp tục "đi tiền":

Phương Tây phải trả giá nếu gặp Đạt Lai Lạt Ma:

Một quan chức cấp cao Trung Quốc khẳng định phương Tây sẽ phải khuất phục trước quan điểm và chính sách của nước này về khu vực Tây Tạng và Tân Cương, đồng thời cảnh báo mạnh mẽ trước những quốc gia quyết định đối đầu khi tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma.

Mỹ "theo không tố":

BBC cho biết , Tổng thống Obama đã tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma tại Phòng Bản đồ ở Nhà Trắng ngày 21.2. Nhà Trắng phát thông báo sau cuộc gặp: “Tổng thống Obama đã lặp lại quan điểm của Mỹ rằng Tây Tạng là một phần thuộc Trung Quốc. Mỹ không ủng hộ sự độc lập của Tây Tạng”.

Về phần mình, Đạt Lai Lạt Ma nói ông không tìm kiếm nền độc lập cho Tây Tạng, và cả hai đều vi họng nối lại các cuộc hội đàm giữa Bắc Kinh và người đại diện của Đạt Lai Lạt Ma. Ông Obama cũng cam kết “ủng hộ mạnh mẽ” để bảo vệ nhân quyền của người Tây Tạng.

Dẫu vậy, Trung Quốc không thể hài lòng và phản ứng rất nhanh. Thứ trưởng Ngoại giao Trương Nghiệp Toại đã triệu tập đại biện Mỹ Daniel Kritenbrink để phản đối.

“Trung Quốc bày tỏ sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ - Tân Hoa Xã dẫn lời ông Trương - Vấn đề Tây Tạng là chuyện nội bộ của Trung Quốc, và Mỹ không có quyền nào để can thiệp vào. Những hành động như vậy phá hoại nghiêm trọng các hợp tác và quan hệ Trung - Mỹ”.

AP cho biết báo chí không được tham dự cuộc họp. Sau khi kết thúc buổi nói chuyện, Đạt Lai Lạt Ma rời Nhà Trắng mà cũng không gặp gỡ báo chí.

Chuyện TT Obama không tiếp Đạt Lai Lạt Ma ở phòng bầu dục mà tiếp ở phòng bản đồ cũng coi như Mỹ nhường bước trước TQ.Tại sao vậy?Sợ gì tẩy nó mà không tố ?Dụ nó "vào" chăng hay Mỹ cũng đang "mua" ???

Anh Nga (sô) cũng mấy phen nắn gân Mỹ:

Một cuộc chiến lạ lùng nhưng nghiêm trọng

Những cảnh tượng đang xảy ra tại Ukraine, đặc biệt tại bán đảo tự trị Crimea có cái gì thật lạ lùng. Giới truyền thông quốc tế đồng loạt gọi đó là một cuộc xâm lược thô bạo của Nga nhưng lại không, hoặc chưa, gọi đó là một cuộc chiến tranh. Cho đến nay, đó là cuộc xâm lược chưa có tiếng súng, hoặc nếu có, toàn là những phát súng chỉ thiên, không nhắm vào ai và cũng chưa làm ai đổ máu cả.

Binh sĩ vũ trang, được cho là lính Nga, bên ngoài căn cứ quân sự tại làng Perevalnoye gần thành phố Simferopol.

Lạ lùng: Bỗng dưng một ngày có những người lính vũ trang hiện đại tràn ngập trên đất Crimea, chiếm Quốc Hội, các cơ quan chính phủ và các phi trường, tuần hành trên các đường phố. Ai cũng biết đó là lính Nga, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận. Sau đó mấy ngày, xuất hiện các xe tăng cực kỳ tối tân mang bảng số của Nga, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận. Trên các công thự, cờ Nga được treo lên và tung bay phấp phới, Nga vẫn phủ nhận. Lính Nga ra tối hậu thư cho lính Ukraine đang đóng trên đất và trên cảng Crimea hoặc đầu hàng hoặc buông súng về nhà, nhưng chính phủ Nga vẫn tiếp tục phủ nhận.

Lạ lùng hơn nữa: Những người lính Ukraine đóng ở Crimea hoàn toàn không kháng cự. Họ không đầu hàng và cũng không buông súng nhưng không kháng cự. Không những không kháng cự, có lúc họ còn có vẻ nhởn nhơ đá bóng hoặc hát hò trước mặt đám lính Nga đang hầm hầm cầm súng.

Không có tiếng súng nổ, nhưng ai cũng biết các xung đột tại Crimea cực kỳ căng thẳng và có ảnh hưởng nghiêm trọng, trước hết, đến vận mệnh của cả nước Ukraine: Nga mới tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16 tháng 3 để sáp nhập Crimea vào Nga, trở thành một tỉnh của Nga thay vì một phần của Ukraine như hiện nay. Nếu cuộc trưng cầu dân ý này xảy ra, chắc chắn Nga sẽ thành công: Gần 60% dân số tại Crimea là người gốc Nga, nói tiếng Nga và lúc nào cũng tự xem mình là người Nga. Nhưng chưa hết. Chiêu bài để xâm lược Crimea của Nga là nhằm bảo vệ những người Nga đang sống trên lãnh thổ Ukraine. Nhưng người Nga không phải chỉ sống ở Crimea. Theo cuộc điều tra dân số năm 2001, ở Ukraine, người gốc Nga gồm trên 8 triệu, chiếm đến trên 17%. Ngoài Crimea, người Nga còn tập trung rất đông ở các thành phố phía đông (tỉ lệ xê xích từ 20 đến 40% dân số).

Ở đây nảy sinh ra ba vấn đề: Một, liệu Nga có tiếp tục xua quân đến các địa phương ấy để “giải phóng” người Nga hay không? Hai, liệu chính phủ Ukraine có, một lúc nào đó, mất kiềm chế, để đối đầu với Nga và biến cuộc xâm lược không tiếng súng hiện nay thành một cuộc chiến tranh vệ quốc thực sự? Và ba, liệu những người gốc Ukraine (chiếm 25%) và đặc biệt những người gốc Tatars (chiếm trên 12%) tại Crimea có chấp nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý để biến thành công dân Nga?

Xin lưu ý: Phần lớn người Tatars theo Hồi giáo từng bị Nga đàn áp nên mang tinh thần phản Nga và bài Nga rất mạnh mẽ. Chắc chắn họ sẽ không dễ dàng chấp nhận ách đô hộ của Nga. Một cuộc chiến tranh du kích hoặc ít nhất, khủng bố, chống lại Nga do họ khởi xướng có lẽ không phải là tưởng tượng.

Bất kể tình hình chính trị tại Ukraine biến thái như thế nào trong những ngày sắp tới, phần lớn giới bình luận chính trị Tây phương đều nhìn nhận một trong những đặc điểm nổi bật nhất của các tranh chấp tại Ukraine hiện nay: Đây là một cuộc đối đầu mang tầm vóc thế giới đầu tiên kể từ ngày Chiến tranh lạnh chấm dứt với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

Sau năm 1990, trên thế giới đã có nhiều cuộc chiến tranh, trong đó, có những cuộc chiến tranh lớn như ở Iraq và Afghanistan. Nhưng dù vậy, đó cũng chỉ là những xung đột có tính địa phương. Đối thủ của Mỹ và các đồng minh của Mỹ quá nhỏ và quá yếu để có thể gây nên những tác động có tầm vóc thế giới.

Với những xung đột tại Ukraine hiện nay, người ta nhận thấy sự căng thẳng lan rộng ở hầu hết các nước lớn, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu. Người ta bàn bạc với nhau, tranh cãi với nhau để ngăn chận tham vọng bành trướng của Nga. Chưa có ai, về phía Tây phương, nghĩ đến khả năng can thiệp bằng quân sự. Tất cả những gì họ nói và định làm chỉ giới hạn trong phạm vi ngoại giao và kinh tế. Nhưng cũng giống mọi cuộc xung đột khác trong lịch sử, khi đã đối đầu nhau, không ai có thể bảo đảm mọi tình huống sẽ theo đúng ý định ban đầu của mình cả.

Nhiều người cũng nhận ra điều đó. Người ta cho việc chiếm đóng Crimea và sau đó, có thể toàn bộ lãnh thổ Ukraine của Nga nằm trong một kế hoạch đế quốc to lớn nhằm đối đầu với Tây phương. Đó là cuộc cưỡng chiếm lãnh thổ đầu tiên ở châu Âu kể từ thập niên 1930. Nếu mọi người ngoảnh mặt để Nga thực hiện tham vọng này, nó sẽ trở thành một tiền lệ: các nước lớn tha hồ chiếm các nước nhỏ và sáp nhập toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của các nước nhỏ ấy vào nước mình. Chính vì thế, nhiều người, trong đó có Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, so sánh chiêu bài cứu người Nga ở Ukraine khi xâm lăng Crimea của Putin với các luận điệu và hành động của phát xít Đức trong thập niên 1930, hàm ý so sánh Putin với Hitler.

Điều đó cũng có nghĩa bà xem các xung đột tại Ukraine hiện nay có cái gì giống với những cuộc xâm lược mở màn của phát xít Đức thời đệ nhị thế giới. Thượng nghị sĩ John McCain cũng có quan niệm tương tự: ông ví Putin với Hitler và Stalin thời chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Có thể nói, một cách tóm tắt, sự xung đột tại Crimea hiện nay không phải là xung đột giữa Nga và Ukraine mà còn là, chủ yếu còn là, sự xung đột giữa Nga và Tây phương, đứng đầu là Mỹ...(Nguyễn Hưng Quốc)

Rõ ràng là Putin chẳng coi "cảnh báo" của Obama (là Nga sẽ phải "trả giá đắt") ra cái đinh rỉ gì cả.Có vẻ Nga đã "nắm được bài tẩy" của Mỹ qua mấy lần "hỏi tẩy" ( lần khác là chuyện"lằn ranh đỏ" ở Syria mà TT Mỹ đã "lỡ" lớn giọng).

VNCS là một con bạc cò con nhưng đôi khi cũng dở trò "tháu cáy"và chơi bạc bịp.Chính nhờ bịp được dân mỹ mà VNCS làm cho VNCH cạn láng,phải bỏ cuộc chơi!Nhưng cái trò bạc bịp học được của đàn anh TQ,Nga sô cũng là con dao 2 lưỡi.Lần đầu tính dựa hơi Nga Sô mà tố anh TQ đã bị anh "cho một bài học".Lần này (coi bộ)lại muốn dựa hơi bằng cách đứng về phía Nga trong cuộc chiến xâm lược Ucraina.Than ôi,Nga vì muốn TQ ngả hẳn về phía mình(chứ không bỏ phiếu trắng) trong vụ Ucraina,nên đã xiết chặt tay với TQ rồi.Trừ khi VNCS đã là phe TQ,không thì có gì xảy đến ở biển Đông VNCS sẽ bơ vơ một mình!

Có vẻ như vậy lắm!

Nhưng bài của Nga và Tầu chưa có gì gọi là sáng!

Và bài tẩy của Mỹ thì thiên hạ cũng chỉ "đoán mò" chứ chưa có một cơ sở khẳng định!Vào tay đảng Cộng Hòa,cục diện dễ đoán. Anh Diều hâu không có tính kiên nhẫn! Không đánh có nghĩa anh chịu thua! Đàng này cờ trong tay phe Dân Chủ.Bẽ mặt ba bốn lần,anh Obama vẫn không đổi sắc mặt (đổi sao được mà đổi),nên người ta không biết ảnh nghĩ gì,âm mưu to tát hay cũng chỉ là thùng rỗng kêu to ?Sẽ không có vụ "mồm miệng đỡ chân tay" đâu nhé!Với tài hùng biện anh có thể xin làm MC cho Thúy Nga PBN ,nhưng đảng dân chủ của anh từ nay sẽ bị dân Mỹ cạch mặt!

Chờ xem !